An toàn, bảo mật cho dịch vụ ngân hàng trên Internet Banking

Cập nhật: 10:47 | 28/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu đường truyền kết nối Internet cung cấp dịch vụ ngân hàng phải bảo đảm tính sẵn sàng cao và khả năng cung cấp dịch vụ liên tục. Hệ thống Internet Banking phải có cơ sở dữ liệu dự phòng thảm họa có khả năng thay thế cơ sở dữ liệu chính và bảo đảm không mất dữ liệu giao dịch trực tuyến của khách hàng.  

an toan bao mat cho dich vu ngan hang tren internet banking Có thể sử dụng Internet Banking, SMS Banking để chuyển đổi thuê bao 11 số
an toan bao mat cho dich vu ngan hang tren internet banking Chuyển đổi thuê bao 11 số: Có thể dùng Internet Banking, SMS Banking
an toan bao mat cho dich vu ngan hang tren internet banking VietABank miễn phí thanh toán thuế điện tử trên Internet Banking cho khách hàng doanh nghiệp

Đó là một trong số các nội dung quan trọng của Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet vừa được NHNN ban hành.

Thông tư sửa đổi, bổ sung nguyên tắc chung về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin cho việc cung cấp dịch vụ Internet Banking như: Thực hiện kiểm tra, đánh giá an ninh, bảo mật hệ thống Internet Banking theo định kỳ hàng năm. Thường xuyên nhận dạng rủi ro, nguy cơ gây ra rủi ro và xác định nguyên nhân gây ra rủi ro, kịp thời có biện pháp phòng ngừa, kiểm soát và xử lý rủi ro trong cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet.

Qua đó, thông tư cũng sửa đổi, bổ sung: Đường truyền kết nối Internet cung cấp dịch vụ phải bảo đảm tính sẵn sàng cao và khả năng cung cấp dịch vụ liên tục.

Đồng thời, hệ thống Internet Banking phải có cơ sở dữ liệu dự phòng thảm họa có khả năng thay thế cơ sở dữ liệu chính và bảo đảm không mất dữ liệu giao dịch trực tuyến của khách hàng.

Bên cạnh đó, phần mềm ứng dụng phải xác thực người dùng khi truy cập và không có tính năng ghi nhớ mã khóa truy cập.

an toan bao mat cho dich vu ngan hang tren internet banking
Ảnh: Nguồn Internet

Cụ thể, về kiểm soát phiên giao dịch, Thông tư quy định: hệ thống có cơ chế tự động ngắt phiên giao dịch khi người sử dụng không thao tác trong một khoảng thời gian do đơn vị quy định hoặc áp dụng các biện pháp bảo vệ khác.

Đối với khách hàng là tổ chức, phần mềm ứng dụng được thiết kế để đảm bảo việc thực hiện giao dịch bao gồm tối thiểu hai bước: tạo, phê duyệt giao dịch và được thực hiện bởi những người khác nhau. Trong trường hợp khách hàng là tổ chức được pháp luật cho phép áp dụng chế độ kế toán đơn giản, việc thực hiện giao dịch tương tự như khách hàng cá nhân.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng nêu rõ, phần mềm ứng dụng phải xác thực người dùng khi truy cập và không có tính năng ghi nhớ mã khóa truy cập. Trường hợp xác thực sai liên tiếp quá số lần do đơn vị quy định, phần mềm ứng dụng phải tự động khoá tạm thời không cho người dùng tiếp tục sử dụng.

Đối với việc truy cập hệ thống Internet Banking bằng trình duyệt, đơn vị phải có biện pháp chống đăng nhập tự động.

Tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 35 được sửa đổi, bổ sung: Phần mềm ứng dụng Internet Banking phải có tính năng bắt buộc khách hàng thay đổi mã khóa bí mật ngay lần đăng nhập đầu tiên; khóa tài khoản truy cập trong trường hợp bị nhập sai mã khóa bí mật liên tiếp quá số lần do đơn vị quy định. Đơn vị chỉ mở khóa tài khoản khi khách hàng yêu cầu và phải xác thực khách hàng trước khi thực hiện mở khóa tài khoản, bảo đảm chống gian lận, giả mạo.

Ngoài ra, đơn vị cung cấp dịch vụ phải thiết lập chính sách hạn chế truy cập Internet đối với các máy tính thực hiện quản trị, giám sát hệ thống Internet Banking. Trường hợp cần phải kết nối Internet để phục vụ công việc, đơn vị phải: Đánh giá rủi ro cho việc kết nối Internet; Áp dụng các biện pháp kiểm soát cho việc kết nối; Phương án thực hiện phải được người có thẩm quyền tại đơn vị phê duyệt.

Thông tư 35 này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2019.

Hoài Dương

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm