Những kỹ năng mềm quyết định thành công

Cập nhật: 11:34 | 28/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Có nhà quản trị cho rằng 80% sự thành công của một cá nhân là nhờ vào kỹ năng mềm chứ không phải “kỹ năng cứng” (kiến thức).  

nhung ky nang mem quyet dinh thanh cong Nam giới vẫn tiếp tục được trả lương cao hơn nữ giới
nhung ky nang mem quyet dinh thanh cong Điểm khác biệt trong cách làm việc của doanh nhân Âu - Á
nhung ky nang mem quyet dinh thanh cong Nghề môi giới bất động sản (P2): Những kỹ năng cần có
nhung ky nang mem quyet dinh thanh cong Nghề môi giới bất động sản (P1): Những kiến thức cần có

Kỹ năng mềm quyết định 75% sự thành đạt

Trong xã hội hiện đại, Kỹ năng mềm ngày càng được đánh giá cao. Rất nhiều nhà tuyển dụng xem trọng những kỹ năng thiên về tính cách này và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng. Tại các trường học, gần chục năm trở lại đây, kỹ năng mềm đã được đưa vào giảng dạy nhiều hơn trong các hoạt động ngoài giờ của học sinh trường Trung học Phổ thông. Hoạt động này càng mạnh hơn ở giảng đường Đại học. Điều đó cho thấy việc nhận thức tầm quan trọng của Kỹ năng mềm của ngành giáo dục nước ta.

Quả thực, trình độ học vấn và bằng cấp chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa phải là điều kiện đủ để một con người có thể ra đời và sống tốt. Trong cuộc sống, các kỹ năng sống, sự nhạy bén trong xử lý công việc và nghệ thuật giao tiếp… của mỗi người đóng vai trò quan trọng, các yếu tố này được người ta gọi là “Kỹ năng mềm” hay còn gọi là “Soft skills” theo nghĩa tiếng Anh.

nhung ky nang mem quyet dinh thanh cong

Những kỹ năng mềm quyết định thành công (Ảnh minh họa)

Kỹ năng mềm là tổng hợp các kỹ năng giúp con người tư duy và tương tác với con người phục vụ cho công việc nhưng không phải là kỹ năng chuyên môn/kỹ thuật. Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột.

Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Kỹ năng mềm bao gồm: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng làm việc đồng đội; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng lãnh đạo; Kỹ năng tư duy hiệu quả; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng học và tự học; Kỹ năng đàm phán; Kỹ năng quản lý xung đột; Kỹ năng tổ chức họp…

Tầm quan trọng của Kỹ năng mềm: “Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những Kỹ năng mềm họ được trang bị” – Wikipedia. Muốn đạt được thành công trong cuộc sống và sự nghiệp, bạn phải hội tụ đủ Kỹ năng chuyên môn (Kỹ năng cứng) và Kỹ năng mềm. Nếu sở hữu được các Kỹ năng mềm chuyên nghiệp, bạn sẽ đóng góp lớn vào sự thành công của một doanh nghiệp. Vì lí do này, các nhà tuyển dụng rất coi trọng Kỹ năng mềm và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng. Như vậy, cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc ngày càng năng độc, nhiều sức ép và tính cạnh tranh thì Kỹ năng mềm là một yếu tố không thể thiếu đặc biệt với người trẻ.

Dưới đây là 10 kỹ năng mềm cần trang bị để thành công

1. Kỹ năng đặt mục tiêu

Nếu không có mục tiêu nghĩa là bạn đang trên con đường không có điểm dừng. Do vậy điều kiện đầu tiên để thành công là phải có đích đến, đó chính là mục tiêu. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đặt và thực hiện được mục tiêu như mong muốn. Kỹ năng đặt mục tiêu vô cùng quan trọng, nó là tiền đề cho những bước tiếp theo của bạn.

2. Sáng tạo trong công việc

Không ai dạy bạn cách sáng tạo trong công việc, nếu có chỉ là hướng dẫn bạn nên làm như thế nào để công việc đạt hiệu quả cao nhất. Vậy kỹ năng sáng tạo trong công việc do chính bạn nắm bắt và khơi nguồn. Một công việc quen thuộc, làm hàng ngày theo một cách dập khuôn chỉ mang lại cho bạn kết quả như những lần trước. Hãy thử tìm cách khác để thực hiện công việc đó nhanh hơn, sáng tạo hơn và cho kết quả tốt hơn.

3. Biết lắng nghe và học tập những lời phê bình

Kỹ năng lắng nghe vô cùng quan trọng đối với tất cả chúng ta. Dĩ nhiên ai cũng biết lắng nghe, nhưng lắng nghe như thế nào cho hiệu quả thì không phải ai cũng làm được. Vì thế, để thành công bạn cần phải rèn luyện kỹ năng lắng nghe người khác như thế nào cho hiệu quả nhé.

Trong cuộc sống và công việc không chỉ có những lời khen mà còn có những lời phê bình. Đừng tự ái vì điều này mà hãy xem đó như những bài học hữu ích, bởi những lời phê bình là những lời góp ý chân thành nhất, giúp bạn nhìn thấy những khuyết điểm cần phải thay đổi của bạn thân.

4. Giao tiếp hiệu quả

Giao tiếp đối với nhiều người thật sự rất dễ dàng, nhưng với một số người đó lại là nỗi sợ hãi, lo lắng. Nhưng nếu bạn là người không giỏi trong giao tiếp, lời nói không có trọng lượng, không tạo được niềm tin cho đối tác thì chắc chắn thành công sẽ rất khó đến. Hãy luôn nhớ giao tiếp hiệu quả không phải là nói nhiều mà phải tuỳ từng hoàn cảnh để có cách giao tiếp cho phù hợp.

5. Tự tin, năng động và biết lôi kéo người khác

Đây là ba yếu tố bạn cần phải có trên con đường chinh phục thành công. Một người tự tin sẽ luôn có những mục tiêu rõ ràng cho cuộc đời mình. Năng động sẽ giúp chúng ta có nhiều mối quan hệ và luôn được đánh giá cao. Khi là người tự tin, năng động bạn cũng cần phải thể hiện được khả năng chinh phục, lãnh đạo của bản thân đó là lôi kéo người khác đứng về phía mình, làm theo kế hoạch của mình.

6. Kỹ năng làm việc đồng đội

Bạn không thể lúc nào cũng làm việc một mình, dù ở bất kỳ môi trường làm việc nào cũng sẽ có lúc phải làm việc nhóm. Điều kiện cần để làm việc nhóm là bạn phải biết cách kết hợp hài hoà với cách thành viên trong đội để có được kết quả cuối cùng tốt nhất. Vậy kỹ năng làm việc nhóm rất cần thiết cho quá trình thăng tiến của bạn, khi làm việc nhóm cũng là cơ hội để bạn thể hiện năng lực, sự nhiệt tình của bản thân trong công việc chung.

7. Kỹ năng khám phá và lãnh đạo bản thân

Người Việt Nam chúng ta thường có tâm lý không tự tin cho dù vấn đề đó bạn có thể làm được, thậm chí là làm tốt. Đừng nghĩ mình kém cỏi, hãy thử đảm nhận nhiệm vụ và bắt tay vào làm. Biết đâu bạn sẽ khám phá ra mình có khả năng nào đó mà từ trước tới nay không hề biết. Tuy nhiên, khi làm việc gì bạn cũng cần phải nắm rõ được mục đích cuối cùng và lãnh đạo bản thân để không bị bỏ cuộc giữa chừng hoặc đi quá xa so với yêu cầu của công việc. Hãy biết dừng lại đúng lúc.

8. Kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian

Thời gian là vàng, một giây trôi đi là mất đi mãi mãi, vì vậy hãy sắp xếp công việc một cách khoa học nhất, theo thứ tự yêu tin và xác định thời gian cụ thể thực hiện công việc đó. Ví dụ, một bản báo cáo đáng ra chỉ làm mất một giờ, nhưng vì có nhiều thời gian nên bạn kéo dài hết cả một ngày làm việc. Như vậy thật sự quá lãng phí. Hãy dành thời gian rãnh đó giải quyết những công việc khác hoặc nghĩ ra những sáng kiến mới cho công việc để đạt năng suất cao hơn.

9. Kỹ năng ra quyết định

Kỹ năng này đóng vai trò then chốt đến thành công hay thất bại của bạn và tổ chức. Nếu là một nhân viên, khi nhận nhiệm vụ từ cấp trên điều đầu tiên bạn phải xem nhiệm vụ đó có vừa sức của mình hay không. Nếu bạn làm được và nhận nhiệm vụ thì không có gì phải bàn cãi. Nhưng nếu đó là một nhiệm vụ khó, vượt qua khả năng của bạn thì chắc chắn bạn phải từ chối hoặc nhờ sự hỗ trợ. Nhưng làm sao dám từ chối khi đó là nhiệm vụ của cấp trên, lúc này kỹ năng ra quyết định sẽ giúp được bạn.

Trường hợp nếu là người lãnh đạo, việc ra quyết định càng quan trọng hơn. Quyết định đúng hay sai sẽ tác động trực tiếp tới tổ chức và cả cá nhân người lãnh đạo. Do vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định điều gì để có lợi cho tổ chức và cả bản thân mình.

10. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong cuộc sống cũng như công việc không phải lúc nào cũng thuận lợi, suôn sẻ. Sẽ có những vấn đề phát sinh không thể lường trước được. Lúc này bắt buộc bạn phải có cách giải quyết vấn đề một cách khoa học để không làm ảnh hưởng đến thành quả công việc, đó chính là kỹ năng giải quyết vấn đề mà bạn cần phải có.

Những kỹ năng mềm này không phải tự nhiên có mà sẽ được hình thành trong quá trình làm việc, tích luỹ kinh nghiệm. Vì vậy, nếu bạn còn thiếu hoặc thấy mình chưa có những kỹ năng này thì cũng đừng quá lo lắng, từ từ bạn sẽ tất cả những kỹ năng trên.

Lương Đức

Tin liên quan