Lo ngại khả năng EU áp thuế quan, các nhà xuất khẩu và chế biến Campuchia giảm thu mua gạo

Cập nhật: 19:07 | 26/12/2018 Theo dõi KTCK trên

Các nhà xuất khẩu và xay xát gạo địa phương ở Campuchia sẽ mua một lượng thóc ít hơn trong năm nay vì đang chờ đợi quyết định cuối cùng của Liên minh châu Âu (EU) về việc liệu có áp thuế quan đối với gạo nhập khẩu từ quốc gia này hay không, theo KhmerTimes. 

lo ngai kha nang eu ap thue quan cac nha xuat khau va che bien campuchia giam thu mua gao Nam Phi - cửa ngõ để gạo Việt Nam xâm nhập thị trường châu Phi
lo ngai kha nang eu ap thue quan cac nha xuat khau va che bien campuchia giam thu mua gao Việt Nam trúng thầu xuất khẩu hơn 100.000 tấn gạo sang Philippines
lo ngai kha nang eu ap thue quan cac nha xuat khau va che bien campuchia giam thu mua gao Lo xuất khẩu gạo tranh bán

Chan Sokheang, Chủ tịch kiêm CEO của công ty Signatures of Asia, cho biết công ty của ông sẽ mua khoảng 25.000 - 30.000 tấn lúa hữu cơ và lúa thơm từ nông dân địa phương từ bây giờ cho tới tháng 4. Con số này giảm mạnh so với cùng kì năm trước, khi công ty mua khoảng 40.000 - 45.000 tấn.

Ông cho biết Signatures of Asia không phải đơn vị duy nhất muốn giảm thu mua, với nhiều nhà xuất khẩu và chế biến gạo lo ngại về ảnh hưởng của quyết định triển khai biện pháp phòng vệ của EU đối với thị trường.

Theo đó, các thành viên của khối liên minh có thể đánh thuế lên gạo Campuchia và Myanmar nếu EU thông qua đề xuất áp dụng biện pháp phòng vệ.

"Chúng tôi không biết làm thế nào để xuất khẩu gạo sang EU; không biết liệu họ có áp thuế quan đối với gạo Campuchia hay không. Chúng tôi cũng không biết chuẩn bị thế nào cho kịch bản này", ông Sokheang cho biết.

"Tính tới thời điểm hiện tại, doanh số bán hàng vẫn bình thường, nhưng chúng tôi sẽ không mua lúa như trước nữa. Năm ngoái, chúng tôi mua rất nhiều lúa cho chế biến, vì phụ thuộc chủ yếu vào thị trường EU và Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện không rõ điều gì sẽ xảy ra với thị trường EU, vì vậy chúng tôi không muốn mua vào quá nhiều.

lo ngai kha nang eu ap thue quan cac nha xuat khau va che bien campuchia giam thu mua gao
Ảnh: KhmerTimes

Ngoài ra, một số ngân hàng thương mại đã giảm cho vay đối với các nhà xuất khẩu gạo vào khoảng 60%. Toàn bộ nhà chế biến và xuất khẩu gạo đang phải đối mặt với cùng vấn đề, do đó nó ảnh hưởng tới tổng sản lượng và chuỗi giá trị", ông nói thêm.

Trong tháng 3, EU tiến hành điều tra xem liệu nhập khẩu gạo xát dối và xát thường từ Campuchia và Myanmar có gây ra những khó khăn nghiêm trọng cho các nhà sản xuất EU có sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh, theo KhmerTimes.

Ngày 4/12, một cuộc biểu quyết về việc áp thuế quan đối với gạo Campuchia và Myanmar đã được tổ chức, với các thành viên EU vẫn không thể thống nhất về cách giải quyết. Vì vậy, Ủy ban châu Âu (EC) đã được giao trọng trách đưa ra quyết định về vấn đề này vào đầu tháng tới.

Nếu có hiệu lực, EU sẽ áp thuế các sản phẩm trong 3 năm tới, với 175 euro/tấn trong năm đầu tiên, 150 euro cho năm thứ hai và 125 euro cho năm cuối cùng.

Xuất khẩu gạo Campuchia năm 2018 dự kiến giảm mạnh Tổng Thư kí Hiệp hội Gạo Campuchia (CRF) Moul Sarith cho biết xuất khẩu gạo xát thường của quốc gia Đông Nam Á sẽ ghi nhận mức giảm đáng để trong năm 2018 vì vấn đề này.

"Trong quí IV, xuất khẩu gạo, đặc biệt sang EU, sẽ giảm vì các nhà xuất khẩu đang chờ đợi quyết định của EC. Các nhà xuất khẩu không muốn mua gạo cho tới khi họ biết được quyết định cuôi cùng", ông Sarith nói.

"Chúng tôi đã yêu cầu EC xem xét quyết định một cách cẩn thận, và kêu gọi các thành viên trong hiệp hội tiếp tục xuất khẩu và củng cố chất lượng thóc", ông cho biết thêm.

Theo ông Kann Kunthy, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc quản lý của công ty Amru Rice, đăng tải trên trang Facebook cá nhân của mình rằng xuất khẩu gạo trong năm 2018 sẽ chỉ đạt 560.000 tấn, giảm 12% so với năm ngoái.

Ông cho rằng đề xuất thuế quan tiềm tàng, cũng như quyết định của Việt Nam trong việc đưa thêm các biện pháp hải quan nghiêm ngặt hơn đối với hoạt động chuyển tàu khi đi qua cảng Việt Nam là những nguyên nhân của sự sụt giảm.

Trong 11 tháng đầu năm, Trung Quốc đã mua 137.866 tấn gạo Campuchia, đưa quốc gia này trở thành người mua lớn thứ hai của Campuchia. Theo sau là Pháp với 73.669 tấn, Malaysia (37.289 tấn), Gabon (25.335 tấn), và Hà Lan (23.643 tấn), theo dữ liệu từ SOWS-REF (Secretariat of One Window Service for Rice export Formality).

Lyly Cao

Theo Kinh tế tiêu dùng

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm