Làm sao để trở thành lãnh đạo? (P2: Hành động như một nhà lãnh đạo)

Cập nhật: 05:00 | 10/01/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu nhiều thách thức, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng như hiện nay, việc thành hay bại của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào lãnh đạo. Và để trở thành một nhà lãnh đạo thì buộc phải hành động như một nhà lãnh đạo.  

lam sao de tro thanh lanh dao p2 hanh dong nhu mot nha lanh dao Làm sao để “tồn tại” trong thời gian thử việc? (P1)
lam sao de tro thanh lanh dao p2 hanh dong nhu mot nha lanh dao Làm sao để kiềm chế cơn “tức giận”?
lam sao de tro thanh lanh dao p2 hanh dong nhu mot nha lanh dao Làm sao chọn nghề nghiệp phù hợp với tính cách?

Dưới đây là những hành động buộc phải có để trờ thành một nhà lãnh đạo.

1. Giữ lời hứa

Hẳn bạn biết là các chính khách thường bị mang tiếng là nuốt lời phải không? Tốt. Bạn cũng biết là người ta ghét các chính trị gia như thế nào chứ? Vậy là bạn đã hiểu rồi đấy. Cứ nuốt lời hứa đi, rồi bạn sẽ mất sự tôn trọng của mọi người. Chắc chắn là như thế. Có thể bộ vest bạn đang mặc rất vừa vặn, có thể bạn có sức thu hút và kiến thức sâu rộng, nhưng nếu bạn không thực hiện những điều mình đã hứa thì mọi người sẽ không để yên cho bạn đâu.

Một phần thiết yếu của việc giữ lời hứa là biết điều gì làm được và điều gì không. Nếu bạn có thể phân biệt rõ ràng được hai điều này thì trở ngại duy nhất chỉ là sự trung thực. Hãy thực hành với bọn trẻ trong nhà, với các thành viên trong đội của bạn và bất cứ khi nào có thể. Bằng việc bồi dưỡng nguyên tắc đạo lý này, bạn sẽ không để cho mọi người nghi ngờ khả năng lãnh đạo và cầm quyền của bạn.

lam sao de tro thanh lanh dao p2 hanh dong nhu mot nha lanh dao
ảnh minh họa

2. Ăn mặc thích hợp

Nếu bạn chỉnh tề trong bộ vest và cà vạt bước vào văn phòng, liên tục liếc nhìn đồng hồ trên tay, mọi người sẽ nghĩ rằng bạn đang chờ một người bê trễ nào đó đi họp muộn. Nếu bạn bước vào văn phòng với chiếc áo thun và chiếc mũ lưỡi trai, mọi người sẽ hỏi bạn rằng bánh pizza của họ đâu. Nếu muốn làm lãnh đạo, bạn sẽ phải có hình thức phù hợp.

Ở đây cần phải phân biệt giữa việc ăn mặc gây ấn tượng và ăn mặc để gây ảnh hưởng. Bạn không nhất thiết phải nổi bật – trang phục ấn tượng có thể không thích hợp với khung cảnh (ví dụ như bạn sẽ không mặc vest để đi giao pizza). Bạn chỉ cần tác động lên nhận thức của mọi người về bạn. Bạn muốn tạo nên hình ảnh như thế nào trong mắt mọi người? Bạn có thể điều khiển được phần lớn cảm nhận của người khác về bạn và phong thái của bạn qua cách ăn mặc (quả là đáng buồn, nhưng sự thực là vậy).

3. Đối xử tốt với những người trong đội

Được rồi, vậy là bạn biết quan tâm đến đội của mình, nhưng điều đó phải được thể hiện bằng hành động. Nếu bạn dạy đội của mình phải tạo ra sự gắn kết, phải tỏ ra vui vẻ và thân thiện với khách hàng, nhưng quay lưng lại thì cứ 5 phút bạn lại quát mắng cấp dưới khi họ chưa kịp cười thì điều đó chứng tỏ là bạn đã không sống đúng với thông điệp của mình. Hãy làm một tấm gương tốt, và mọi người sẽ noi theo bạn.

Câu ngạn ngữ xưa "Làm như tôi bảo, đừng bắt chước tôi” chỉ là vớ vẩn. Câu này có thể đúng khi bạn còn là đứa bé sáu tuổi, nhưng sẽ không hiệu quả với một đội toàn những người trưởng thành. Có thể những thành viên trong đội của bạn không biểu hiện ra mặt, nhưng họ sẽ không vui, cuối cùng sẽ nghỉ việc, và điều này sẽ gây thiệt hại cho bạn. Hậu quả có thể không đến ngay tức thì, nhưng rốt cuộc thì bất cứ biểu hiện đạo đức giả nào cũng sẽ phản lại bạn.

4. Thể hiện sự tận tâm vì sự tiến bộ của đội

Để đội của bạn lớn mạnh hơn, mọi thành viên đều phải ngày càng tiến bộ hơn. Nếu chỉ một mình bạn giỏi thì sẽ không ích gì – bạn phải làm cho cả đội đều giỏi. Lý tưởng nhất là công việc sẽ hoàn thành và cả đội sẽ reo lên, “Chúng ta đã làm được!”, không phải chỉ mình bạn nói, “Tôi đã làm được!”. Điều quan trọng ở đây là nỗ lực của toàn đội, không phải chỉ của một người.

Để đội của mình phát triển hơn, bạn phải chú ý đến mọi thành viên. Việc gộp cả nhóm vào làm một và để cho họ tự tìm vai trò của mình sẽ không thể đánh giá được năng lực của họ. Bạn cần tìm hiểu từng thành viên và giúp họ trở nên hữu ích hơn trong đội (Họ thích hợp nhất với vai trò gì? Họ có thể sử dụng những kỹ năng gì). Hãy giúp họ học hỏi, trưởng thành, giúp họ giữ quyền kiểm soát khi bạn cần sự hỗ trợ.

5. Hỏi han mọi người

Là một lãnh đạo, bạn sẽ thuộc vào hàng “khó với tới”. Mọi người có thể không đến với bạn vì bạn là “sếp lớn”. Họ không muốn khuấy động và làm phiền bạn. Hãy hiểu rằng bạn đang đối mặt với sự e ngại thường trực của mọi người mà bạn cần phải phá bỏ. Phải thực hiện điều này bằng cách nào? Bạn phải lên tiếng hỏi trước!

Đừng chờ phản hồi từ đội của mình – có thể họ sẽ chẳng bao giờ phản hồi. Nói cho cùng, bạn mới là người chỉ huy; có thể họ không cho rằng ý kiến của mình là quan trọng. Hãy hỏi xem họ thấy bạn làm việc như thế nào, họ làm việc ra sao, và họ có ý kiến gì để giúp cải tiến công việc. Các thành viên trong đội không là lãnh đạo, nhưng không phải vì thế mà họ không có nhiều ý tưởng hay!

6. Chỉ lãnh đạo khi cần thiết

Một người có tố chất lãnh đạo không bước vào phòng và tuyên bố "Tôi đến rồi đây!" Lãnh đạo không phải là nắm lấy tình huống và nhào nặn nó theo cách nhìn của bạn. Không, không phải như vậy. Lãnh đạo nghĩa là nhìn thấy việc cần phải làm và đương đầu với nó.

Trong hầu hết các trường hợp, người lãnh đạo thường không được trao chức vị này. Đây là một vị trí được gắn cho ai đó một cách tự nhiên. Người ta sẽ không trao cho bạn quyền ưu tiên mà có thể còn ngăn cản bạn có quyền đó. Tránh tỏ ra mình là người vượt trội, một người tự cho mình là giỏi giang năng nổ. Hãy chờ đến đúng lúc. Bạn sẽ cảm nhận được thời điểm đó.

7. Trở thành người "có tầm nhìn" hơn là người "thực hiện”

Có lẽ bạn đã bắt đầu hiểu, lãnh đạo là tố chất bẩm sinh hơn là lao vào một loạt hành động. Để làm chủ tình hình, bạn cần phải nhận biết khi tình huống nảy sinh, biết mình cần phải làm gì để xử lý và thấy được con đường phía trước. Hãy để cho đội của bạn nhận phần thực hiện. Bạn chỉ cần có tầm nhìn.

Điều này cũng tương tự như câu ngạn ngữ “Người kêu to nhất là người được lắng nghe”. Tuy nhiên người “to mồm” chưa chắc đã đúng. Bạn không phải tăng tốc chiếc xe đến 150km/giờ và để lại một vệt dài khói bụi đằng sau mới có thể trở thành người lãnh đạo giỏi. Thực ra bạn không nên làm vậy. Thời gian của bạn nên dành cho việc giải thích, định hình và đưa ra giải pháp.

Nguyễn Sinh