Lỗ chồng lỗ, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (TDC) muốn vay thêm 700 tỷ để bổ sung vốn

Cập nhật: 17:43 | 15/05/2024 Theo dõi KTCK trên

Khép lại quý I/2024, TDC tiếp tục lỗ ròng hơn 23 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ hơn 40 tỷ đồng, đây là quý thứ 6 liên tiếp thua lỗ của TDC. Đáng chú ý, tuy làm ăn thua lỗ nhưng Doanh nghiệp vẫn muốn vay 700 tỷ đồng, trong khi lỗ lũy kế hơn 390 tỷ đồng.

Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (HOSE: TDC) đã thông qua vay vốn ngắn hạn, trung dài hạn, bảo lãnh, mở L/C, vay thấu chi và các hình thức cấp tín dụng khác tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Bình Dương để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên và đầu tư vào các dự án.

Trong đó, hạn mức vay ngắn hạn và bảo lãnh giai đoạn 2024 – 2025 là 700 tỷ đồng, thời gian vay tối đa mỗi món vay là 11 tháng/món, Công ty sẽ sử dụng tài sản đảm bảo có thể là tài sản cố định hữu hình, vô hình, cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi,… thuộc sở hữu của Kinh doanh và Phát triển Bình Dương làm tài sản đảm bảo.

Lỗ chồng lỗ, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (TDC) muốn vay thêm 700 tỷ để bổ sung vốn
TDC muốn vay 700 tỷ đồng, trong khi lỗ lũy kế hơn 390 tỷ đồng.

Tiếp tục lỗ trong quý đầu năm

Kết thúc 3 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh doanh của TDC vẫn chưa khá hơn khi tiếp tục lỗ ròng hơn 23 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ hơn 40 tỷ đồng, đây là quý thứ 6 liên tiếp thua lỗ của TDC (từ quý 4/2022). Trong khi đó, doanh thu thuần đạt hơn 119 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ.

Năm 2024, TDC đặt kế hoạch kinh doanh tổng doanh thu 2,441 tỷ đồng, gấp 6.8 lần thực hiện 2023 và lợi nhuận sau thuế gần 408 tỷ đồng. So với kế hoạch, TDC mới thực hiện được 5% chỉ tiêu tổng doanh thu và còn cách rất xa mục tiêu lợi nhuận sau quý 1.

Tính đến cuối tháng 3/2024, tổng tài sản TDC đạt gần 3,544 tỷ đồng, giảm 2% so với đầu năm. Trong đó, nguồn vốn tập trung chủ yếu dưới dạng tài sản dài hạn với 2,790 tỷ đồng, chiếm 79%, còn lại là tài sản ngắn hạn gần 754 tỷ đồng.

Bên kia bảng cân đối, TDC còn hơn 2,777 tỷ đồng nợ phải trả, giảm 2% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay tài chính ngắn và dài hạn hơn 1,576 tỷ đồng, chiếm 57% tổng nợ. Chủ nợ lớn nhất của TDC là ngân hàng BID với khoản vay ngắn hạn hơn 732 tỷ đồng.

Đáng chú ý, nợ ngắn hạn (chiếm 75% tổng nợ) với gần 2,086 tỷ đồng, đang vượt tài sản ngắn hạn của TDC và yếu tố này có thể ảnh hưởng đến hoạt động liên tục của Công ty.

Bên cạnh đó, với việc tiếp tục lỗ trong quý đầu năm nay, tính tới 31/3/2024, tổng lỗ luỹ kế của KDC tăng lên hơn 390 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng.

Nói về vấn đề trên, TDC cho hay Công ty mẹ là Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - Công ty CP (Becamex IDC, HOSE: BCM) và các công ty khác trong cùng Tập đoàn cam kết sẽ hỗ trợ tài chính cho TDC bằng cách bảo lãnh các khoản nợ vay, không yêu cầu Công ty hoàn trả tiền nợ mua hàng hoá, dịch vụ đến khi Công ty có khả năng trả nợ. Do vậy, BCTC hợp nhất quý 1/2024 vẫn được lập dựa trên giả thiết hoạt động kinh doanh liên tục.

Kế hoạch 3 năm không trả cổ tức

Trong năm 2024, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương đặt kế hoạch tổng doanh thu tăng 455% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 1.634,19 tỷ đồng, lên 1.993,34 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế dự kiến lãi 218,4 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ kỷ lục 402,8 tỷ đồng, tức tăng thêm 621,2 tỷ đồng.

Nhận định về thị trường trong giai đoạn 2024 – 2025, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương dự báo những khó khăn, thách thức hiện hữu vẫn sẽ còn tiếp diễn, có thể đạt đỉnh trong năm 2024 và hạ nhiệt dần trong năm 2025.

“Khó khăn vẫn bao trùm trong giai đoạn này, còn thuận lợi nếu có sẽ là những thay đổi trong chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ đối với nền kinh tế, nhưng thay đổi mang tính chất bước ngoặt trong các quy định pháp luật và tình hình chính trị thế giới bớt căng thẳng”, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương nhận định triển vọng giai đoạn 2024-2025.

Về định hướng kinh doanh cụ thể, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương sẽ tập trung phát triển thế mạnh về kinh doanh bất đôngj sản, mở rộng thị phần đâù tư , tăng tích trữ các quỹ đất sạch, làm mới lại các dự án còn tồn kho và đẩy mạnh bán sỉ các dự án để thu hồi vốn nhanh. Trong đó, sẽ mở bán dự án TDC Plaza trong năm 2024.

Tại dự án Nhà phố Uni Town, Công ty dự kiến mở bán 65 căn trong năm 2024, tổng doanh thu khoảng 344 tỷ đồng; tại dự án TDC Plaza, Công ty dự kiến doanh thu chuyển nhượng toàn bộ dự án khoảng 630 tỷ đồng; chuyển nhượng các lô đất nền dự án Chơn Thành, Cocoland và Westernland với doanh thu khoảng 203 tỷ đồng…

Ngoài ra, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương cho biết thêm sẽ tái cơ cấu về mặt tài chính, giảm bớt nợ vay và nợ quá hạn và mua lại trái phiếu trước hạn, tăng cường thu hồi công nợ khó đòi, giảm hệ số nợ, tăng hệ số vòng quay hàng tồn kho.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, trong năm 2023, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương trình cổ đông không trả cổ tức (kế hoạch đầu năm 2023 sẽ trả cổ tức với tỷ lệ 10% trong năm 2023) và năm 2024 cũng không trả cổ tức cho cổ đông.

Được biết, theo dữ liệu lịch sử, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương nổi tiếng là doanh nghiệp trả cổ tức cao trong nhiều năm. Trong đó, năm 2017 trả cổ tức với tỷ lệ 11%, năm 2018 với tỷ lệ 12%, năm 2019 với tỷ lệ 10%, năm 2020 với tỷ lệ 10% và năm 2021 với tỷ lệ cổ tức 7%.

Như vậy, sau năm 2022 không trả cổ tức, năm 2023 Công ty tiếp tục không trả cổ tức và dự kiến sẽ không trả cổ tức trong năm 2024.

Loạt cổ phiếu "ngược dòng" thị trường, VN-Index gọi tên TDC, CTD, VIC, MHC,...

Thị trường chứng khoán tiếp tục giằng co trong phiên giao dịch hôm nay. Đi ngược với thị trường chung, ACC, BCE, SRC đồng loạt ...

Loạt cổ phiếu "lĩnh án" sau mùa kiểm toán

Cổ phiếu QBS, POM cùng một loạt cổ phiếu khác vừa nhận án phạt từ HoSE sau mùa kiểm toán năm 2023...

Lỗ kỷ lục kể từ khi lên HOSE, TDC vào diện cảnh báo

Ngày hôm nay 10/4, cổ phiếu TDC của Công ty CP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương chính thức vào diện cảnh báo theo ...

Tiểu Vy