Đằng sau những “kiến nghị lùi”…

Cập nhật: 11:07 | 08/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Đối với nhiều dự án, việc lùi tiến độ triển khai không hẳn là do khả năng thi công của đơn vị kém… Đôi khi việc lùi này chính là những sách lược đặc biệt giúp nhiều dự án đảm bảo tính khả thi và hiệu quả sau khi đi vào sử dụng.  

dang sau nhung kien nghi lui TP. HCM: Kiến nghị bổ sung “Đại lộ ven sông Sài Gòn” vào quy hoạch cao tốc TP. HCM - Mộc Bài
dang sau nhung kien nghi lui Sai sót xác định giá đất, KTNN kiến nghị xử lý tài chính 7.778 tỷ đồng
dang sau nhung kien nghi lui Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Không có lý do gì để lùi tiến độ

Để đảm bảo cơ sở pháp lý tiếp tục triển khai dự án, trong khi công tác điều chỉnh dự án vẫn đang được các cấp thẩm quyền xem xét, cần thiết phải có quyết định điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến 13/12/2020.

Đó là kiến nghị vừa được Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM gửi cho UBND thành phố liên quan đến tiến độ xây dựng dự án tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương.

Theo Ban quản lý dự án xét tiến thực tế thực hiện các thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư, công tác điều chỉnh dự án sẽ khó hoàn tất trong năm nay.

dang sau nhung kien nghi lui
Được biết, dự án tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư ban đầu 26.000 tỷ đồng, sau đó nâng lên 48.000 tỉ.

Theo thời gian thực hiện được duyệt vào tháng 5/2013, tuyến metro này sẽ được thi công trong năm 2014 - 2017. Tới năm 2018, tuyến metro vận hành chạy thử, hoàn thành đưa vào khai thác. Tuy nhiên, dự án này lại chậm tiến độ và thiếu vốn.

Hay như thời điểm cuối tháng 10 vừa qua, dự án đường Hồ Chí Minh với 4 dự án thành phần/289 km chưa cân đối được nguồn vốn cũng đã được Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét, cho phép giãn tiến độ thông toàn tuyến quy mô tối thiểu 2 làn xe đến sau năm 2020.

Theo đó, dự án đường Hồ Chí Minh có điểm đầu tại Pác Bó (Cao Bằng), điểm cuối tại Đất Mũi (Cà Mau), dài 3.183 km, tuyến chính dài 2.499 km, nhánh phía Tây dài 684 km cùng với tổng nguồn vốn để nối thông toàn tuyến thuộc dự án (giai đoạn 2) là 104.106 tỷ đồng.

Xa hơn tại thời điểm cuối năm 2012, khi bàn về quỹ bảo trì, các doanh nghiệp vận tải trong nước cũng đã cho rằng, với bối cảnh kinh tế khó khăn (tại thời điểm cuối tháng 11/2012), doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, Chính phủ nên lùi thời gian thu quỹ bảo trì đường bộ để tính toán lại phương án thu. Đồng thời nên thu qua xăng dầu để giảm chi phí cho bộ máy hoạt động và đảm bảo công bằng xe nào đi nhiều thì đóng phí nhiều xe nào đi ít thì đóng ít.

Đây là ý‎ kiến của các doanh nghiệp vận tải hàng hóa tại TPHCM đưa ra tại hội nghị góp ý‎ sửa đổi bổ sung bản dự thảo thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng quỹ bảo trì đường bộ theo đầu phương tiện được tổ chức vào ngày 22/11 tại TPHCM cách đây 6 năm.

Vì sao dự án chậm, lùi tiến độ?

Giải thích cho câu hỏi: “Tại sao phải lùi…?” tại thời điểm đó, Ông Trần Huy Hiền, Tổng thư ký Hiệp hội Giao nhận kho vận TPHCM cho rằng, Chính phủ đưa ra quỹ bảo trì đường bộ trong bối cảnh doanh nghiệp đang rất khó khăn và giá cả hàng hoá sẽ có sự tác động rất lớn khi thực hiện quỹ này. "Trong logistics, chi phí vận tải chiếm 50-60%. Với số phí phải nộp khá lớn doanh nghiệp bắt buộc phải đi vay ngân hàng để đóng phí trong khi chưa biết có k‎ý được hợp đồng vận chuyển hay không mà vẫn phải chịu lãi. Và có vẻ như Chính phủ đang ép doanh nghiệp phải nộp phí này”, ông nói.

dang sau nhung kien nghi lui
Kiến nghị lùi thời gian thu quỹ bảo trì đường bộ tại thời điểm cuối năm 2012

Góp ý về dự thảo, ông Hiền cho biết, thông tư đã nêu ra rất cụ thể về mức thu và cách thu mà không nêu cụ thể về việc quản l‎ý quỹ và chất lượng đường sẽ được cải thiện như thế nào khi có quỹ. Do vậy, Chính phủ nên lùi lại thời gian thu để tính toán lại cách thu để tạo sự đồng thuận cho người nộp phí.

Khi quỹ bảo trì đường bộ đi vào hoạt động, các trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước sẽ bị xóa bỏ. Tuy nhiên, ông Trần Ngọc Thọ, Giám đốc Công ty Vận tải Trung Việt băn khoăn, trên thực tế trạm thu phí nộp ngân sách rất ít mà chủ yếu là trạm BOT. Trong khi trạm BOT vẫn được thu, thậm chí là còn tăng phí gấp đôi. Như vậy là doanh nghiệp không những phải đóng phí chồng phí mà còn phải gánh phí rất nặng.

Riêng các dự án liên quan đến thiết kế, xây dựng cầu đường, việc ra quyết sách lùi thời gian nhằm đảm bảo thực hiện việc rà soát, cập nhật quy hoạch có liên quan, công tác giải phóng mặt bằng, đền bù đất cho dân trong vùng dự án đồng thời tiếp tục kêu gọi đầu tư, tập trung nguồn lực vật tư, tài chính để thực hiện dự án một cách trơn tru.

Ở 4 dự án thành phần thuộc đại dự án trọng điểm tuyến đường Hồ Chí Minh, công tác đầu tư xây dựng cần phối hợp chặt với các bộ, ngành và địa phương liên quan trong việc triển khai các DATP, triển khai dự án Cam Lộ - La Sơn trong quý I/2019; đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án đầu tư và lựa chọn Nhà đầu tư để triển khai dự án Chơn Thành - Đức Hòa theo hình thức BOT trong năm 2019; báo cáo Chính phủ trình Quốc hội bổ sung nguồn vốn đầu tư đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn và phần còn lại của đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận, vốn để triển khai đầu tư đoạn Đoan Hùng - Chợ Bến.

Do nguồn lực đầu tư hết sức hạn hẹp nên Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét, cho phép giãn tiến độ hoàn thành nối thông toàn tuyến quy mô tối thiểu 2 làn xe đến sau năm 2020.

Hữu Dũng