Chấp nhận lỗ lớn để lấy giá trị thương hiệu

Cập nhật: 10:22 | 20/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Việc ví điện tử MoMo gia nhập vào nhóm doanh nghiệp “càng lỗ càng lớn” cho thấy, chiến lược sẵn sàng “đốt tiền” để mở rộng thị phần xảy ra phổ biến ở các đại gia thương mại điện tử như Lazada, Shoppe, Tiki, Sendo… nay đã bắt đầu lan sang lĩnh vực thanh toán và công nghệ tài chính (fintech).  

chap nhan lo lon de lay gia tri thuong hieu Ngân hàng số: 'Có Internet, ở vũ trụ cũng mở được tài khoản'
chap nhan lo lon de lay gia tri thuong hieu Ví điện tử: “Trăm hoa đua nở” cùng dịch vụ thông minh
chap nhan lo lon de lay gia tri thuong hieu Bị tố "giam lỏng" tiền khách hàng, ép sử dụng ví điện tử Moca: Grab nói gì?

Có thể nói, MoMo là thương hiệu khá nổi bật trong danh sách các ví điện tử có lượng người dùng lớn nhất tại Việt Nam, tuy nhiên từ khi bước chân vào thị trường trung gian thanh toán đến nay, M_ Service chưa hề thu được lợi nhuận từ thương hiệu này.

chap nhan lo lon de lay gia tri thuong hieu
Ảnh minh họa

Thực tế trên thị trường hiện nay, hầu hết các ví điện tử tại Việt Nam đều đang miễn phí các loại dịch vụ chuyển tiền và thanh toán. Vì thế, khi chưa có nguồn thu phí, họ được các nhà thương mại chia sẻ lại lợi ích như một chi phí để kích doanh số bán hàng. Thế nhưng, lợi nhuận thu được từ chiết khấu của các đối tác bán sản phẩm dịch vụ cũng không bù đắp nổi chi phí quảng cáo, khuyến mại và ưu đãi thu hút khách hàng mới.

Vì vậy, đa số các ví điện tử như MoMo, BankPlus, Moca, Ví Việt… “sống được” trong giai đoạn này đều dựa vào nguồn vốn từ các nhà đầu tư là các quỹ tài chính, quỹ mạo hiểm (chủ yếu đến từ nước ngoài).

Ghi nhận từ thị trường cho thấy, với tốc độ phát triển khá mạnh của lĩnh vực công nghệ tài chính và trung gian thanh toán, đến thời điểm hiện nay đã có vài chục nhà đầu tư lớn từ các thị trường quốc tế chấp nhận bỏ vốn vào lĩnh vực ví điện tử để phát triển các thương hiệu ví gắn liền với hoạt động thương mại điện tử và các mô hình kinh tế.

Theo PwC, việc các doanh nghiệp “càng lỗ nhiều lại càng được định giá cao” đã từng xảy ra phổ biến ở nhóm các công ty chuyên về thương mại điện tử.

PwC cho rằng, các khoản thặng dư vốn cổ phần của doanh nghiệp nhận đầu tư về lý thuyết phản ánh mức độ chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phần. Chênh lệch càng lớn thì giá phát hành càng cao. Bởi dư địa để phát triển lĩnh vực trung gian thanh toán còn quá lớn ở các thị trường tài chính mới nổi, đồng thời các thị trường nội địa liên tiếp có sự gia nhập của các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính mạnh, có hệ sinh thái bán chéo sản phẩm với mức độ tăng trưởng ổn định về cả doanh thu và lợi nhuận.

Hoài Dương

Tin cũ hơn
Xem thêm