Vàng sẽ chiếm sóng thị trường kim loại năm 2022?

Cập nhật: 14:18 | 08/11/2021 Theo dõi KTCK trên

Theo Bloomberg Intelligence, sau khi củng cố mức 1.700 USD/ounce trong năm nay, vàng có thể trở thành kim loại quý mà nhà đầu tư có thể mạnh dạn theo đuổi vào năm 2022.

[Cập nhật] Giá vàng hôm nay 8/11/2021: Ghi nhận xu hướng tăng đầu tuần mới

Giá vàng hôm nay 8/11/2021: Tiến sát mốc 59 triệu đồng/lượng

Dự báo giá vàng tuần tới (từ 8-13/11): Có thể là một tuần biến động!

Vàng sẽ chiếm sóng thị trường kim loại năm 2022?

Ông Mike McGlone, chuyên gia phân tích hàng hóa cao cấp của Bloomberg Intelligence, cho biết: "Năm 2021, chúng tôi nhận thấy xu hướng tăng giá của các kim loại công nghiệp, trong khi các kim loại quý lại quay đầu giảm…Tuy nhiên, xu hướng này có nguy cơ đảo ngược trong năm 2022".

Theo vị chuyên gia, các công cụ đầu tư hàng đầu của năm 2021 sẽ không phải là lựa chọn hoàn hảo cho năm 2022, khi nền kinh tế toàn cầu dần bình ổn trở lại sau 24 tháng đại dịch hoành hành.

Ông McGlone nhấn mạnh: "Nhôm và đồng tăng mạnh nhất trong năm 2021 là điều dễ hiểu, nhưng bước sang năm 2022, nền kinh tế sẽ trở lại bình thường hơn. Điều này sẽ tạo thêm áp lực cho các kim loại công nghiệp, trong khi tạo động lực cho vàng".

1645-thitruongvang
Ảnh minh họa

"Nếu đồng và nhôm sụt giảm từ các mức đỉnh 10 năm, vàng có tiềm năng tăng cao hơn theo giá trái phiếu. Muốn là ngôi sao của năm 2022, giá đồng về cơ bản phải neo vững trên mốc 10.000 USD/tấn, nếu không vàng có thể chiếm sóng".

Ngoài ra, vị chuyên gia của Bloomberg Intelligence còn dự đoán trong năm 2022, vàng sẽ giao dịch vượt trội hơn bạc. "Bạc là một trong các kim loại quý hoạt động kém hiệu quả nhất trong năm 2021.... Do đó, trái với bạc, chúng tôi kỳ vọng rằng vàng sẽ làm nên chuyện trong năm 2022".

Hiện tại, vàng vẫn đang trong chu kỳ tăng giá sau khi chạm mức đỉnh lịch sử vào năm ngoái và bất chấp xu hướng lên xuống thất thường trong năm nay.

Ông McGlone cũng chia sẻ thêm rằng một trở ngại lớn đối với vàng chính là bitcoin. "Bitcoin có thể làm tổn hại sức hấp dẫn của vàng như cách vàng làm với bạc", chuyên gia Mike McGlone nhấn mạnh.

WGC: Giãn cách kéo dài ngăn người dân Việt Nam mua vàng nhưng nhu cầu sẽ bật tăng trong quý IV/2021

Cuối tháng 10, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) vừa công bố báo cáo nhu cầu vàng quý III/2021, qua đó chỉ ra một số xu hướng đầu tư trên thị trường vàng trong giai đoạn bức tranh kinh tế toàn cầu xuất hiện những mảng sáng, tối khác nhau.

Cụ thể, trong quý III năm nay, giá vàng trung bình đạt khoảng 1.789,5 USD/ounce, thấp hơn một chút so với quý II và sụt 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Diễn biến của giá vàng tương đối phù hợp với các động lực cung - cầu, môi trường lãi suất và tâm lý của nhà đầu tư.

Nhu cầu vàng trong quý III/2021 giảm 7% so với cùng kỳ năm 2020 xuống còn 831 tấn. Sự sụt giảm này chủ yếu liên quan đến việc một số quỹ ETF tháo chạy khỏi thị trường. Nguồn cung vàng mất 3% so với cùng kỳ năm ngoái do hoạt động tái chế vàng đi xuống.

WGC cho biết, nhu cầu vàng trang sức, vàng thỏi và đồng xu đã bù đắp phần nào mức sụt giảm nhu cầu của các quỹ ETF vàng. Nhờ triển vọng phục hồi của một số nền kinh tế lớn, vàng trang sức tiếp tục thu hút được lượng lớn khách hàng.

Trong ba tháng tính đến tháng 9 năm nay, nhu cầu vàng trang sức tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái lên 443 tấn; vàng thỏi và đồng xu tăng 18% lên 262 tấn. Nhiều người coi giai đoạn vàng sụt giá trong quý III như một cơ hội để mua vào. Còn nhu cầu vàng của các quỹ ETF giảm khoảng 27 tấn.

Các ngân hàng trung ương (NHTW) vẫn tiếp tục mua vàng trong quý III năm nay, dù tốc độ chậm hơn các quý trước. Theo đó, dự trữ vàng toàn cầu tăng khoảng 69 tấn trong quý III và gần 400 tấn tính từ đầu năm đến nay. Ngoài ra, nhu cầu vàng trong các sản phẩm công nghệ nhích khoảng 9% so với cùng kỳ năm 2020.

Riêng nhu cầu vàng trang sức của Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại quý này lớn nhất thế giới, đạt 157 tấn trong quý III/2021, cao hơn 32% so với cùng kỳ năm 2020. Theo WGC, giá vàng thấp hơn, cùng thu nhập khả dụng của người dân ổn định hơn đã hỗ trợ nhu cầu vàng của Trung Quốc.

Cùng quý III/2021, nhu cầu vàng trang sức của Ấn Độ, thị trường tiêu thụ lớn thứ hai, bật tăng mạnh 60% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu bị dồn nén trong dịch bệnh được giải phóng, kinh tế phục hồi và giá vàng hạ nhiệt.

Tác động của giãn cách xã hội đến thói quen mua vàng của người Việt

Nhu cầu vàng trang sức bật tăng nhưng vẫn chưa trở lại mức trung bình trước đại dịch, nguyên nhân có thể liên quan đến việc nhiều thị trường như Việt Nam, Malaysia và Thái Lan bị gián đoạn vì giãn cách xã hội hoặc phong tỏa kéo dài.

Số liệu của WGC chỉ ra, nhu cầu trang sức bằng vàng tại Việt Nam trong quý III vừa qua giảm một nửa so với cùng kỳ năm 2020, xuống còn khoảng 1 tấn. Đây là quý thấp nhất của nước ta kể từ WGC bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 2000.

Việc tiêu thụ vàng trang sức bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi làn sóng COVID thứ 4, khi các cửa hàng bán lẻ trang sức tại TP HCM và các tỉnh miền Nam đóng cửa trong hầu hết quý III.

Dù hoạt động mua bán vàng trực tuyến vẫn phát triển, người dân vẫn ưu tiên đến cửa hàng chọn lựa hơn. Khu vực miền Nam thường chiếm khoảng 60% mạng lưới bán lẻ vàng ở Việt Nam, WGC nhấn mạnh.

Kinh tế suy yếu cũng tác động đến tâm lý mua bán vàng trang sức của người Việt vì áp lực lạm phát và thất nghiệp khiến chi tiêu đầu tư của người dân đi xuống.

Nhu cầu vàng đầu tư tại Việt Nam cũng giảm 50% xuống còn 2 tấn, thấp hơn đáng kể so với mức trước đại dịch. Sự sụt giảm này trùng hợp với thời điểm giãn cách xã hội kéo dài, WGC lưu ý.

Tuy nhiên, cơ quan này dự đoán nhu cầu mua vàng trang sức của Việt Nam sẽ tăng lên trong quý IV, khi tất cả chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn mở cửa trở lại từ ngày 1/10, ngay trước thềm mùa cưới xin và lễ tết cuối năm.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm