Tư vấn xử lý hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản

Cập nhật: 10:48 | 15/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Độc giả hỏi: Tôi và bạn cùng đi ăn ở quán với nhau. Ăn xong tôi đi ra thanh toán tiền nhưng lại để ví ở trên bàn. Nhân lúc này, bạn tôi đã cầm ví của tôi và sau đó không trả lại cho, trong ví có khoảng 2.800.000đ. Vậy tôi muốn hỏi hành vi của người này phạm tội gì?    

tu van xu ly hanh vi cong nhien chiem doat tai san

“Nữ quái” lừa đưa gần 100 người đi xuất khẩu lao động chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng

tu van xu ly hanh vi cong nhien chiem doat tai san

Làm 100 CMND và hộ khẩu giả chiếm đoạt 1,7 tỷ đồng

tu van xu ly hanh vi cong nhien chiem doat tai san

Khởi tố vụ án thất thoát tiền gửi tại phòng giao dịch Agribank Ninh Hòa

Trả lời:

Về trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất: Về vấn đề có thể áp dụng vào tội “công nhiên chiếm đoạt tài sản” theo luật hình sự hay không? Thì theo Điều 172 Bộ Luật hình sự 2015 có quy định:

tu van xu ly hanh vi cong nhien chiem doat tai san
Hình minh họa

Điều 137. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

“1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại”.

Như vậy, để xác định có phải là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay không thì chúng ta cần xét đến tính chất, hành vi đó:

Về hành vi khách quan: Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai. Được hiểu là việc chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội không cần che giấu hành vi phạm tội, hành vi đó được thực hiện trước mặt người bị hại và những người khác.

Việc thực hiện hành vi chiếm đoạt này thường là do người phạm tội biết người bị hại không dám hoặc không có đủ khả năng tự vệ để ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tài sản đó (như biết bị hại là người già yếu, người bị hại là trẻ em…).

Về số tiền: có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Như vậy, căn cứ vào hành vi khách quan chúng ta thấy, hành vi của người này không phải công nhiên chiếm đoạt tài sản mà mang dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản theo Khoản 1 Điều 173 Bộ Luật hình sự 2015:

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

g) Tái phạm nguy hiểm.

……………..”

Hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản đó là có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Trên thực tế, hành vi này làm cho chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản không thể thực hiện được các quyền năng (gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hay quản lý) đối với tài sản của họ hoặc được giao quản lý, đồng thời những quyền này lại thuộc về người phạm tội và người này có thể thực hiện các quyền này một cách trái pháp luật.

+ Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt được thực hiện (hành động) một cách lén lút, bí mật. Việc lén lút, bí mật là nhằm để che giấu hành vi phạm tội để chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết việc chiếm đoạt đó.

Do đó, đối chiếu theo thông tin bạn cung cấp, người bạn kia đã có hành vi lén lút: lợi dụng lúc bạn đi ra thanh toán tiền và thấy ví ở trên bàn nên đã cầm ví của bạn đi về luôn. Thực ra, hành vi của người này được diễn ra công khai nhưng không ai biết việc phạm tội nhằm che giấu tính chất của hành vi.

Hơn nữa, số tiền trong ví của bạn là 2 triệu 800 đồng. Đối với tội trộm cắp tài sản thì trộm cắp với số tiền là 2 triệu đồng trở lên.

Vì vậy, chúng tôi khẳng định trường hợp này: người bạn của bạn phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định khoản 1 Điều 173 Bộ Luật hình sự 2015, với khung hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Nếu người bạn của bạn cố tình không trả lại ví thì bạn có thể viết đơn trình báo với cơ quan công an cấp Huyện nơi người đó cư trú để được giải quyết.

Hùng Dũng

Tin liên quan