Giáo dục:

Từ năm 2020, chương trình Giáo dục phổ thông mới có nhiều thay đổi

Cập nhật: 15:28 | 21/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bộ GD&ĐT sắp công bố các bộ SGK đã được hội đồng thẩm định thông qua và bộ trưởng phê duyệt. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam áp dụng một chương trình, nhiều bộ SGK. Các địa phương được quyền lựa chọn bộ sách phù hợp. Chương trình bắt đầu áp dụng với học sinh lớp 1 cho năm học 2020-2021 với nhiều điểm mới.

tu nam 2020 chuong trinh giao duc pho thong moi co nhieu thay doi

Những cuốn sách không nên bỏ qua dành cho nghề giáo

tu nam 2020 chuong trinh giao duc pho thong moi co nhieu thay doi

Những nhiệm vụ trọng tâm quản lý chất lượng năm học 2019- 2020

tu nam 2020 chuong trinh giao duc pho thong moi co nhieu thay doi

Những quy định mới liên quan đến giáo viên từ ngày 1/7/2020

tu nam 2020 chuong trinh giao duc pho thong moi co nhieu thay doi
Ảnh minh họa

Từ năm 2020 - 2021, bắt đầu áp dụng với học sinh lớp 1

Theo lộ trình được Bộ Giáo dục Đào tạo đề ra tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng như sau:

- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Như vậy, học sinh lớp 1 nhập học năm học 2020 - 2021 sẽ là khóa đầu tiên được áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Do đó, không chỉ giáo viên, mà các bậc phụ huynh cũng nên nắm được những thay đổi quan trọng, những điểm mới của Chương trình này.

Hiện nay, việc ban hành Bộ sách giáo khoa mới đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo xúc tiến thực hiện và sẽ được công bố trước khi năm học 2020 - 2021 bắt đầu (tháng 9/2020).

Tăng 485 giờ học/năm

Trong năm học tới, học sinh lớp 1 sẽ học 7 môn bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật và Hoạt động trải nghiệm. Ngoài ra, Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 cũng trở thành 2 môn học tự chọn được áp dụng từ lớp 1. Trong khi đó, chương trình hiện hành, học sinh học ngoại ngữ từ lớp 3 và học 10 môn.

Chương trình dành nhiều thời lượng cho việc dạy Tiếng Việt cho học sinh. Ở lớp 1, học sinh học 420 giờ/ năm học. Tính toàn bộ cấp tiểu học, có đến hơn 1.500 tiết học về Tiếng Việt.

Thống nhất học 2 buổi/ngày:

Nếu như trước đây, Chương trình giáo dục phổ thông cũ cho phép các trường tổ chức dạy học 02 buổi/ngày hoặc 01 buổi/ngày thì nay, Chương trình mới thống nhất thực hiện dạy học 02 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 07 tiết học; mỗi tiết học 35 phút.

Trong chương trình mới, thời lượng môn giáo dục thể chất bậc tiểu học tăng lên 35 tiết so với hiện nay.

Chương trình học giảm lý thuyết, thiên về trải nghiệm:

Ngay từ lớp 1, học sinh sẽ được học về các hoạt động trải nghiệm, và đây được coi là một hoạt động giáo dục bắt buộc.

Cụ thể, học sinh được học một số việc tự chăm sóc bản thân; Sắp xếp nhà cửa gọn gàng; Làm quen với bạn mới; Thiết lập mối quan hệ với hàng xóm.

Linh Linh