Tội làm giả con dấu, tài liệu và hình thức xử phạt

Cập nhật: 15:49 | 07/01/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Độc giả hỏi: Làm giả con dấu, làm giả tài liệu bị xử phạt như thế nào?  

toi lam gia con dau tai lieu va hinh thuc xu phat Tội phạm làm giả thẻ, cấu kết nhân viên ngân hàng rút tiền của khách
toi lam gia con dau tai lieu va hinh thuc xu phat Triệt phá nhóm đối tượng làm giả giấy tờ để chiếm đoạt tiền ngân hàng
toi lam gia con dau tai lieu va hinh thuc xu phat Đánh sập đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Trả lời:

Điều 267, Bộ luật Hình sự quy định như sau:

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm;

toi lam gia con dau tai lieu va hinh thuc xu phat
Hình minh họa.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 4 năm đến 7 năm;

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Việc sử dụng bằng giả được xem là có hành vi "sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả". Nhưng để xác định người sử dụng có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không thì phải xem xét mục đích của hành vi, nếu mục đích đó "nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân" thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, Điều 267 Bộ luật Hình sự.

Trong trường hợp người sử dụng bằng cấp giả bị phát hiện khi chưa có hành vi nhằm lừa đối cơ quan tổ chức hoặc công dân thì có thể sẽ bị xử lý theo khoản 2, Điều 14, Nghị định số 49 ngày 11-4-2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục người có hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp sẽ bị thu hồi.

Nguyễn My