Thế nào là “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” trọng tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Cập nhật: 16:08 | 03/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Để xem xét trong trường hợp nào là hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, trong trường hợp hành vi phạm tội đó gây hậu quả rất nghiêm trọng được đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các hậu quả.    

the nao la gay hau qua dac biet nghiem trong trong toi lua dao chiem doat tai san

Tội đánh bạc nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ xử lý như thế nào?

the nao la gay hau qua dac biet nghiem trong trong toi lua dao chiem doat tai san

Tư vấn xử lý hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản

the nao la gay hau qua dac biet nghiem trong trong toi lua dao chiem doat tai san

Bán thực phẩm không đảm bảo vệ sinh bị xử lý như thế nào?

Trong điểm c tiểu mục 3.4 Mục 3 và Mục 4 Phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP quy định như sau:

– Để xem xét trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng và trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về nguyên tắc chung phải đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các hậu quả (thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và các thiệt hại phi vật chất).

the nao la gay hau qua dac biet nghiem trong trong toi lua dao chiem doat tai san
Hình minh họa

Nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản thì được xác định như sau:

3. Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng:

c.1) Làm chết ba người trở lên;

c.2) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

c.3) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của tám người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

c.4) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 201% trở lên, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm C.2 và C.3 trên đây;

c.5) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên;

c.6) Gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản mà hậu quả thuộc bốn điểm trở lên từ điểm a.1 đến điểm a.6 tiểu mục 3.4 này

c.7) Gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản mà hậu quả thuộc hai điểm trở lên từ điểm b.1 đến điểm b.6 tiểu mục 3.4 này.

Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hương xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội… Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Trong trường hợp tài sản bị chiếm đoạt dưới 500 nghìn đồng (Điều 137, Điều 138, Điều 139 Bộ luật Hình sự) hoặc dưới một triệu đồng (Điều 140 Bộ luật Hình sự), cũng như trong trường hợp tài sản bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng có giá trị dưới 500 nghìn đồng (Điều 143 Bộ luật Hình sự) nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều luật tương ứng, nếu không có tình tiết định khung hình phạt khác.

Căn cứ vào các quy định trên, nếu một người gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản thuộc một trong các trường hợp trên đây thì bị coi là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hùng Dũng