Sử dụng ngoại tệ thanh toán khi ký hợp đồng thầu có vi phạm không?

Cập nhật: 10:00 | 22/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Việc ký hợp đồng bằng ngoại tệ có vi phạm luật về quản lý ngoại hối hay không? Nếu sai thì cách khắc phục sai đó như thế nào? 

su dung ngoai te thanh toan khi ky hop dong thau co vi pham khong

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc tham gia dự thầu được không?

su dung ngoai te thanh toan khi ky hop dong thau co vi pham khong

Các bước trong quy trình đấu thầu như thế nào?

su dung ngoai te thanh toan khi ky hop dong thau co vi pham khong

Điều kiện để cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu

su dung ngoai te thanh toan khi ky hop dong thau co vi pham khong

Cách xử lý tình huống phát sinh trong quá trình đấu thầu qua mạng

Độc giả hỏi: Công ty tôi có một dự án cấp nước sạch đầu tư bằng ngồn vốn vay ODA của chính phủ NaUy. Công trình thực hiện đấu thầu quốc tế theo quy định tại Luật đấu thầu và được chào thầu bằng ngoại tệ, nhận vốn, thanh toán bằng ngoại tệ và nhà thầu trong nước đã trúng thầu. Ngày 25/02/2017 Công ty tôi đã ký hợp đồng bằng ngoại tệ (cụ thể là đồng USD). Sau khi có khối lượng nghiệm thu (nghiệm thu bằng ngoại tệ) Công ty làm giấy đề nghị có xác nhận của Kho bạc nhà nước tại địa phương sau đó gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính xem xét xong gửi cho nhà tài trợ, nhà tài trợ chuyển trực tiếp số tiền bằng ngoại tệ vào tài khoản của nhà thầu.

Vậy tôi xin được hỏi việc ký hợp đồng bằng ngoại tệ tại thời điểm đó có vi phạm luật về quản lý ngoại hối hay không nếu sai thì cách khắc phục sai đó như thế nào?

su dung ngoai te thanh toan khi ky hop dong thau co vi pham khong
Ảnh minh họa

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Căn cứ vào Luật đấu thầu năm 2013 và Nghị định 160/2006/NĐ- CP.

2. Nội dung phân tích:

Vào thời điểm công ty anh ký kết hợp đồng bằng ngoại tệ là ngày 25/2/2013, vì vậy trường hợp của anh áp dụng theo Nghị định 160/2006/NĐ- CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết pháp lệnh ngoại hối Chính phủ và việc lý kết hợp đồng của công ty không vi phạm về quản lý ngoại hối.

Theo khoản 3, khoản 5 Điều 29 Nghị định 160/2006/NĐ-CP quy định:

Điều 29: Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối

Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối trừ các trường hợp sau:

3. Người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

5. Người cư trú là nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài được nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài;”

Theo quy định của nêu trên Công ty bạn được đầu tư để thực hiện gói đầu thầu quốc tế (Gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA mà nhà tài trợ quy định phải đấu thầu quốc tế). Công ty nhận thầu (sau đây gọi là công ty X) cũng được gọi là người cư trú và là nhà thầu trong nước đã trúng thầu gói thầu quốc tế. Theo đó hợp đồng giữa công ty anh và công ty X được phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam vì đây là hợp đồng được nhận vốn và thanh toán bằng ngoại tệ

2. Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây:

a) Tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng);

b) Tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);

c) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;

d) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài;

đ) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này;

e) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ;

g) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;

h) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các trường hợp người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

Như vậy việc ký hợp đồng bằng ngoại tệ tại thời điểm 25/02/2013 không có vi phạm luật về quản lý ngoại hối.

Minh Phương