Cách xử lý tình huống phát sinh trong quá trình đấu thầu qua mạng

Cập nhật: 06:40 | 19/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Xử lý tình huống phát sinh trong quá trình đấu thầu qua mạng. Trong thời gian bổ sung tài liệu có được bổ sung biện pháp thi công không?

cach xu ly tinh huong phat sinh trong qua trinh dau thau qua mang

Quy định về việc nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng trong đấu thầu

cach xu ly tinh huong phat sinh trong qua trinh dau thau qua mang

Quy định về liên danh khi tham gia đấu thầu

cach xu ly tinh huong phat sinh trong qua trinh dau thau qua mang

Người lập hồ sơ dự thầu coppy hồ sơ dự thầu bị xử phạt như thế nào?

cach xu ly tinh huong phat sinh trong qua trinh dau thau qua mang
Ảnh minh họa

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Căn cứ vào:

+ Thông tư 07/2016/TT-BKHĐT.

+ Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

2. Nội dung phân tích:

Hiện nay, Hệ thống được lập trình cho phép nhà thầu khi nộp hồ sơ dự thầu được đính kèm không quá 10 file, dung lượng mỗi file không quá 4MB và tổng dung lượng không được quá 20MB.

Khi tham dự thầu, nếu các file tài liệu trong hồ sơ dự thầu có dung lượng lớn hoặc nhiều file thì nhà thầu phải sử dụng các công cụ nén dữ liệu, gói gọn thành một file cho phù hợp với Hệ thống.

- Trường hợp gói thầu được tổ chức đấu thầu trên Hệ thống theo Thông tư số 07/2016/TT-BKHĐT ngày 29/6/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì nhà thầu vẫn phải thực hiện lập hồ sơ dự thầu trên mạng theo quy định.

- Trường hợp nhà thầu không thực hiện nộp hồ sơ dự thầu trên mạng mà gửi toàn bộ hồ sơ dự thầu bản cứng tới bên mời thầu thì trong biên bản mở thầu được trích xuất từ Hệ thống sẽ không có tên của nhà thầu này, hồ sơ dự thầu của nhà thầu này không được xem xét, đánh giá và được gửi nguyên trạng lại cho nhà thầu.

- Trường hợp nhà thầu đã nộp một phần hồ sơ dự thầu trên mạng (trong đó có đơn dự thầu, bảo đảm dự thầu) và các tài liệu khác (báo cáo tài chính, hồ sơ quyết toán thuế…) trong hồ sơ dự thầu được gửi bằng bản cứng trực tiếp đến bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu thỉ có thể coi đây là tình huống phát sinh ngoài quy định tại Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Căn cứ Khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định, sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu.

"1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

2. Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu."

Theo quy định tại Khoản 15, Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, chủ đầu tư xem xét, quyết định trên cơ sở bảo đảm các mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế theo hướng tiếp tục đánh giá hồ sơ dự thầu của bên bạn.

Minh Phương

Tin liên quan