An Giang kiến nghị cho phép xuất khẩu gạo

Cập nhật: 10:59 | 07/04/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - UBND tỉnh An Giang vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho tiếp tục xuất khẩu để cứu nông dân và doanh nghiệp và tránh bị mất thị trường.

an giang kien nghi cho phep xuat khau gao

Giá gạo tăng lên mức cao nhất trong gần 16 tháng

an giang kien nghi cho phep xuat khau gao

Cho phép xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4

an giang kien nghi cho phep xuat khau gao

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng vọt trong hai tháng đầu năm

Tối ngày 6/4, lãnh đạo UBND tỉnh An Giang cho biết, vừa có công văn gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh về tình hình sản xuất lúa gạo trên địa bàn để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ tiêu thụ lúa gạo cho nông dân và doanh nghiệp ở tỉnh, đảm bảo an sinh xã hội trong điều kiện dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, năm 2020 toàn tỉnh An Giang xuống giống lúa, nếp đạt trên 616.420ha, sản lượng ước đạt trên 4 triệu tấn lúa, nếp/năm, dự kiến sẽ xuất khẩu trên 462.000 tấn gạo. Sau khi trừ giống, để ăn, bán tiêu dùng nội địa và xuất khẩu thì số lượng còn tồn gần 271.000 tấn gạo.

Ngay sau khi nhận được thông tin tạm dừng việc đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng gạo, các loại gạo xuất khẩu dưới mọi hình thức kể từ 24/3 thì có 5 tờ khai hải quan xuất khẩu gạo của 4 công ty đã kê khai nhưng chưa xuất, trong đó còn 7 ghe với số lượng hơn 3.000 tấn gạo đang neo đậu tại cảng Mỹ Thới, An Giang.

an giang kien nghi cho phep xuat khau gao
Hình minh họa

Nếu tạm dừng xuất khẩu đến hết tháng 4 thì toàn tỉnh có trên 48.000 tấn gạo không giao hàng theo hợp đồng đã ký, tương đương trên 23,6 triệu USD của 16/18 doanh nghiệp.

Trường hợp tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 5 thì tiếp tục có khoảng 115.000 tấn gạo không xuất và không giao hàng theo hợp đồng đã ký.

Phần lớn các doanh nghiệp đều có liên kết tiêu thụ sản phẩm với người dân, trực tiếp giải quyết đầu ra lúa gạo cho nông dân, vì thế nếu tạm dừng hoặc hạn chế xuất khẩu gạo thì doanh nghiệp có khả năng bị vi phạm hợp đồng, còn nông dân sản xuất lúa sẽ thiếu vốn tái đầu tư mùa vụ...

Vì thế, UBND tỉnh An Giang kiến nghị các hợp đồng được ký kết theo quy định thì cho phép doanh nghiệp tiếp tục thực hiện việc xuất khẩu gạo, trong đó ưu tiên cho xuất khẩu sớm số lượng gạo đã và đang làm thủ tục khai báo hải quan, tồn đọng tại cảng và số lượng gạo đã có hợp đồng đến tháng 5/2020.

UBND tỉnh An Giang cũng cho biết thêm, năm 2020 dự kiến toàn tỉnh sản xuất khoảng 4 triệu tấn lúa, quy ra khoảng 2 triệu tấn gạo. Vì vậy, tỉnh An Giang kiến nghị Chính phủ căn cứ vào yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực và có chủ trương cho xuất khẩu phù hợp.

"Các sản phẩm đặc thù của An Giang được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu với sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nông dân theo hình thức bao tiêu sản phẩm. Đây là những loại gạo có giá trị kinh tế cao nên thường được xuất sang những thị trường khó tính trên thế giới và các doanh nghiệp cũng đã ký hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Do đó, nếu chúng ta không thực hiện xuất theo hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ bị phạt và đối tác sẽ chuyển sang thu mua gạo với Thái Lan", ông Thư nhấn mạnh.

Nguyễn My

Tin cũ hơn
Xem thêm