Sai lầm của cha mẹ khi dạy con bằng đòn roi

Cập nhật: 16:52 | 19/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bạn đang áp dụng cách dạy con bằng đòn roi khi trẻ phạm lỗi? Đây là cách dạy con hoàn toàn sai lầm, bố mẹ nên tránh cách giáo dục này vì ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý của trẻ.

sai lam cua cha me khi day con bang don roi

Những cách dạy trẻ 6 tuổi bố mẹ nên áp dụng nếu muốn con vừa ngoan, vừa giỏi

sai lam cua cha me khi day con bang don roi

7 cách cha mẹ dạy con về sự tử tế

sai lam cua cha me khi day con bang don roi

5 mẹo giúp các bà mẹ trị con hay cáu giận, vùng vằng bất chấp mọi thứ xung quanh

Bạn có thể dạy con mình bằng nhiều cách khi trẻ phạm lỗi như trò chuyện với trẻ, phạt trẻ đứng một góc, cắt tiền tiêu vặt hoặc một chuyến đi chơi…nhưng đừng áp dụng hình phạt bằng đòn roi. Vì sao lại như vậy?

sai lam cua cha me khi day con bang don roi
Ảnh minh họa

Khi bạn đánh trẻ, có nghĩa rằng:

Bạn đang dạy trẻ rằng bạo lực luôn đúng

Việc đánh con chỉ áp dụng khi trẻ làm sai vì vậy, khi con bạn bị đòn, chúng sẽ nghĩ rằng bạn đúng và việc áp dụng hình phạt đó là đúng. Trẻ sẽ có xu hướng dùng bạo lực để giải quyết vấn đề nếu sau này gặp các tình huống không hay trong cuộc sống.

Vì vậy, đừng khiến trẻ phải suy nghĩ như vậy ngay từ khi còn nhỏ.

Bạn đang trao cho trẻ quyền kẻ mạnh hiếp đáp kẻ yếu

Vì bạn là cha mẹ nên bạn có quyền dạy con bằng cách bạn muốn. Nhưng trong mắt của trẻ thơ, chúng có thể nghĩ vì cha mẹ chúng lớn rồi nên có quyền la mắng hay đánh mình bất cứ lúc nào. Một cách tự nhiên, trẻ sẽ nghĩ rằng người mạnh hơn, khoẻ hơn, lớn hơn sẽ có quyền sử dụng bạo lực.

sai lam cua cha me khi day con bang don roi
Ảnh minh họa

Bạn đang khiến trẻ nghĩ rằng trẻ là đối tượng xấu

Đòn roi sẽ khiến trẻ đau đớn về thể chất và cả tinh thần. Khi trẻ bị đòn trẻ sẽ nghĩ rằng nó thiếu sự tôn trọng. Vô tình nó sẽ nghĩ rằng nó là đối tượng xấu nên mới bị đòn. Bạn có nghĩ rằng sau này trẻ sẽ ủng hộ việc trừng phạt những đối tượng xấu bằng bạo lực.

Giảm sự tự tin và tăng nguy cơ nói dối ở trẻ nhỏ

Việc bị đánh đòn khi trẻ phạm lỗi nếu lặp lại nhiều lần có thể khiến trẻ sợ hãi và tự ti. Nếu lần sau chúng vô tình phạm lỗi, chúng sẽ sợ mà không dám nói thật, vì sợ bị đòn. Hãy dạy cho cách trẻ sống thành thật và sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai bằng một hình phạt phù hợp và nhẹ nhàng hơn. Đừng biến con mình thành kẻ dối trá bằng roi vọt bạn nhé!

Thu Uyên