Phiên giao dịch ngày 25/2/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý

Cập nhật: 17:30 | 24/02/2022 Theo dõi KTCK trên

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch 25/2/2022, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Công ty chứng khoán VNDirect – VND

Khuyến nghị trung lập cho cổ phiếu VHC với giá cao hơn 80.600 đồng/cp

Doanh thu (DT) thuần Q4/21 của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HOSE: Mã VHC) tăng 38,5% svck lên 2.693 tỷ đồng nhờ sản lượng cá tra nhích nhẹ 1,2% svck và giá bán cá tra bình quân tăng 35,9% svck, theo ước tính của VND. Thị trường Mỹ là thị trường chủ chốt với DT xuất khẩu tăng 91,2% svck. Ngoài ra, biên lợi nhuận (LN) gộp Q4/21 tăng 11,4 điểm % svck lên 23,7% nhờ giá bán cao và tồn kho cá nguyên liệu giá thấp. LN ròng Q4/21 tăng 171% svck lên 454,7 tỷ đồng, cao hơn mức tăng 46% svck trong Q3/21. Cả năm 2021, DT thuần/LN ròng của VHC tăng 28,7%/53,2% svck lên 9.054 tỷ đồng/1.101 tỷ đồng, hoàn thành 101%/116% dự phóng cả năm.

3534-vhc
Công ty chứng khoán VNDirect khuyến nghị trung lập cho cổ phiếu VHC với giá cao hơn 80.600 đồng/cp. Ảnh minh họa.

VND tự tin về triển vọng năm 2022-23 của VHC vì (1) nhu cầu của thị trường Mỹ được kỳ vọng sẽ thúc đẩy DT xuất khẩu tăng 23,9% svck, (2) thị trường Trung Quốc và EU dự kiến sẽ tăng trưởng trở lại sau kết quả khiêm tốn năm 2021, (3) mảng Collagen & Gelatin (C&G) phục hồi từ mức thấp năm 2021 do nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng; và (4) giá bán có khả năng đạt mức 3,45 USD/kg trong năm 2022 do nguồn cung cá nguyên liệu thắt chặt đến 6 tháng cuối năm do diện tích nuôi cá tra Việt Nam đã giảm đáng kể từ Q3/21 trong thời gian dịch bệnh bùng phát. Với khả năng tự cung được 70% nguyên liệu đầu vào, VHC sẽ được hưởng lợi từ giá bán tăng mà không gặp vấn đề về nguồn cung.

VND tăng dự phóng DT cá tra năm 2022/23 lên 3,8%/0,8% và DT các sản phẩm khác tăng 20,8%/6,7% do kỳ vọng nhu cầu và giá bán phục hồi mạnh mẽ tại các thị trường xuất khẩu. VND hạ dự phóng DT của mảng C&G trong năm 2022/23 xuống 16,9%/4,3% do nhu cầu phục hồi chậm hơn dự kiến. Nhìn chung, VND kỳ vọng DT và LN ròng 2022 sẽ tăng lần lượt 25,8%/27,4% svck, sau đó giảm tốc xuống 6,5%/5,6% svck trong năm 2023.

VND nâng giá mục tiêu lên 80.600 đồng/cp do 1) VND chuyển cơ sở định giá DCF sang 2022 và (2) VND điều chỉnh tăng EPS năm 2022/23 lên 7,6%/ 6,6%. Tuy nhiên, VND cho rằng giá thị trường của cổ phiếu hiện đang gần với giá trị hợp lý. Do đó, VND giữ khuyến nghị Trung lập. Tiềm năng tăng giá bao gồm giá bán và nhu cầu cao hơn dự kiến ở các thị trường xuất khẩu mục tiêu. Rủi ro giảm giá bao gồm giá cá nguyên liệu và chi phí vận chuyển cao hơn dự kiến.

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC

NĐT ngắn hạn ưu tiên nắm giữ với nhóm Dịch vụ dầu khí và hạn chế mua mới

Mức Sector Rating của nhóm Dịch vụ dầu khí ở mức 37 điểm cho nên FSC vẫn đánh giá TIÊU CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của nhóm này. Mức Điểm cơ bản đã suy giảm trong quý 4/2021 cho nên điểm tăng trưởng trung đã suy yếu cho thấy tăng trưởng từ hoạt động kinh doanh cốt lõi vẫn chưa khả quan.

Sức mạnh giá cải thiện trên 60 điểm nhờ vào đà tăng của giá dầu Brent trong thời gian qua cho thấy diễn biến nhóm cổ phiếu này vẫn phụ thuộc chính vào giá dầu. Đồ thị giá của chỉ số nhóm Dịch vụ dầu khí đóng cửa tăng 2,3% với KLGD tăng đột biến so với mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá của chỉ số này có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực.

Đồ thị giá tiến gần mức đỉnh cao nhất trong năm 2018 cho nên các NĐT ngắn hạn cần hạn chế mua đuổi trong 1-2 phiên tới. Ngoài ra, rủi ro ngắn hạn của giá dầu đang có chiều hướng gia tăng. Do đó, FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn nên ưu tiên cho vị thế NẮM GIỮ với cổ phiếu đã có sẵn và hạn chế mua mới trong 1-2 phiên tới.

NĐT ngắn hạn có thể nắm giữ cổ phiếu DCM với tỷ trọng thấp dưới 5%

Mức Stock Rating của DCM (CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau - Sàn HOSE) ở mức 88 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Tuy nhiên, mức Sức mạnh giá của DCM vẫn dưới 80 điểm cho nên các NĐT ngắn hạn chỉ nên xem xét nắm giữ tỷ trọng thấp dưới 5%.

Đồ thị giá của DCM đóng cửa tăng 7% với KLGD tăng mạnh so với KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và đồ thị giá tiến sát đường trung bình 50 phiên cho thấy đồ thị giá có thể chỉ xuất hiện nhịp điều chỉnh nhẹ. Ngoài ra, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp, nhưng xu hướng tăng ngắn hạn chưa thật sự bền vững khi Sức mạnh giá vẫn thấp hơn 80 điểm.

Hệ thống chỉ báo xu hướng ngắn hạn của FSC đã cảnh báo mua vào ngày 11/02/2022 với lợi nhuận tạm tính là 8,24%, cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn có thể duy trì vị thế NẮM GIỮ với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng lên mức 18,17% nếu Sức mạnh giá trên 80 điểm ở những phiên tới.

Công ty chứng khoán MB – MBS

Khuyến nghị mua cổ phiếu MBB với mức giá 49.800 đồng/cp

Ngân hàng TMCP Quân Đội (HOSE – Mã: MBB) là ngân hàng có duy nhất có hệ sinh thái tài chính hoàn chỉnh. Bên cạnh ngân hàng mẹ, các công ty con cũng có được mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Trong năm 2021, các công ty con của ngân hàng đều có mức tăng trưởng cao như MBS đạt tăng trưởng LNTT +119% YoY, Mcredit (+87% YoY), MBAMC (+66% YoY),... MBS cho rằng việc xây dựng hệ sinh thái không chỉ hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, còn giúp tối ưu hóa việc chuyển đổi số. Ngoài ra, việc hàng loạt các thương vụ bán vốn các công ty con nhằm bổ sung vốn cho ngân hàng mẹ khi điều kiện thuận lợi diễn ra gần đây cho thấy MBB hiện đang còn rất nhiều tài nguyên để phát triển cho chiến lược dài hạn.

Với việc room ngoại vẫn còn và có thể sẽ được nới thêm trong tương lai, cùng với hệ sinh thái các công ty thành viên đang có được tăng trưởng cao. MBS cho rằng, MBB có nhiều tài nguyên để có thể gia tăng thêm độ dày vốn khi cần thiết. Đây sẽ là một trong những yếu tố then chốt giúp ngân hàng duy trì được tăng trưởng tín dụng cao trong tương lai. Ngoài ra, tỷ trọng cho vay các ngành công nghiệp mới như năng lượng tái tạo gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây cũng cho thấy được tầm nhìn của ngân hàng này trong việc tiệp cận các mảng kinh doanh mới có được nhiều sự hỗ trợ như mảng này.

Tỷ lệ CIR liên tục được cải thiện, và hiện tại là một trong những ngân hàng có CIR thấp nhất. Cùng với đó, tỷ lệ CASA liên tục gia tăng được thúc đẩy bởi động lực chính là CASA từ các KHCN nhờ liên tục đầu tư vào chuyển đổi số. Ngoài ra, các nguồn thu nhập từ phí bảo hiểm được gia tăng nhờ thúc đẩy bán chéo thông qua hệ thống số của ngân hàng đi cùng với thủ tục thu hồi nợ xấu được cải thiện giúp mang lại nguồn thu nhập ngoài lãi ổn định cho MBB. Tỷ lệ NOI/TOI đạt hơn 29,1% trong năm 2021.

NIM liên tục được gia tăng nhờ chi phí vốn thấp đến từ tăng trưởng CASA vượt trội và mảng cho vay KHCN liên tục tăng trưởng. Với định hướng chuyển đổi số toàn diện, đi cùng với tăng trưởng tín dụng cao thúc đẩy bởi mảng bán lẻ, MBS kỳ vọng NIM của MBB sẽ được duy trì trên mức 5% trong những năm tiếp theo. Trong năm 2022, với kỳ vọng lãi suất sẽ được duy trì hoặc tăng không đáng kể vì nền kinh tế vẫn cần được hỗ trợ, MBS ước tính mức NIM của MBB sẽ đạt 5,4%.

Chất lượng tài sản hàng đầu. Với chính sách chủ động thực hiện mục tiêu cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, cùng với kết quả kinh doanh rất khả quan trong giai đoạn đại dịch. MBS cho rằng MBB có đủ năng lực đảm bảo được chất lượng tài sản của mình trong dài hạn, qua đó giúp ngân hàng duy trì được khả năng sinh lợi của mình.

Trong năm 2021, tổng TNHĐ đạt 48.812 tỷ đồng (+32,2% YoY), LNTT đạt 22.556 tỷ đồng (+36,5% YoY), với kịch bản ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ trích lập 2,4% trên tổng dư nợ cho vay khách hàng. ROE và ROA lần lượt đạt 25,3% và 2,7% nhờ NIM gia tăng với kỳ vọng chi phí vốn đạt 3% và lãi vay trung bình đạt 9,5% cho cả năm 2021. Theo đó, MBS khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu MBB với mức giá mục tiêu 49.800 đồng/cp (+45,0% upside) theo 2 phương pháp Thu nhập thặng dư và so sánh P/B.

Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Chứng khoán phiên sáng 24/2: Áp lực bán lớn khi Ukraine "có biến", VN-Index mất mốc 1.500 điểm

Thị trường chứng khoán trong nước phiên sáng 24/2/2022 ghi nhận áp lực bán bất ngờ dâng cao nửa sau phiên sáng khi có thông ...

Lợi nhuận doanh nghiệp dầu khí có thể tăng trưởng từ hai tới ba con số năm 2022

Chứng khoán BIDV (BSC) mới đây công bố báo cáo triển vọng ngành dầu khí năm 2022 với dự báo hầu hết lợi nhuận doanh ...

Góc chuyên gia: Chiến lược đầu tư theo mùa trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Mỗi mùa trên thị trường chứng khoán đều có những đặc điểm và biến động riêng. Nhà đầu tư nên nắm bắt thị trường và ...

Thiện Nhân

Tin liên quan