Nhóm khu công nghiệp tiếp tục bứt phá, VN-Index trở lại mốc 1.245 điểm

Cập nhật: 17:06 | 12/03/2024 Theo dõi KTCK trên

Trong phiên giao dịch hôm nay, thị trường chứng khoán tiếp tục bứt phá với sự dẫn dắt của các cổ phiếu thuộc nhóm BĐS KCN, điển hình như GVR, SIP, PHR,...

Trong phiên giao dịch chiều ngày 12/3/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì trạng thái tăng điểm so với phiên sáng. Theo đó, VN-Index chốt phiên giao dịch hôm nay với mức tăng 0,77%, qua đó hồi phục về mốc 1.245 điểm. Thanh khoản thị trường ghi nhận con số tương đối cao khi đạt trên 20,7 nghìn tỷ đồng.

Tại nhóm VN30, GVR, BID và TCB là 3 cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà tăng của thị trường. GVR tiếp tục là mã tích cực nhất nhóm khi tăng trần với khối lượng lớn. Chiều ngược lại, SHB là cổ phiếu tiêu cực nhất nhóm khi giảm 0,9% với khối lượng vượt mức trung bình.

Nhóm khu công nghiệp tiếp tục bứt phá, VN-Index trở lại mốc 1.245 điểm
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch hôm nay.

Tổng quan, trong phiên giao dịch hôm nay, thị trường chứng khoán bắt đầu nhịp hồi phục sau khi giảm về mốc MA20. Nhóm BĐS KCN tiếp tục thể hiện sức mạnh khi tăng trần với khối lượng lớn. GVR, SIP, PHR, DPR,.. là những cái tên tăng trần trong phiên chiều nay.

Tại nhóm đầu tư công, so với phiên sáng, sắc xanh chiếm ưu thế. Kết phiên chiều, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... đứng tại giá tham chiếu mặc dù giảm nhẹ trong phiên sáng. Cùng chiều, các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... đã lấy lại sắc xanh, tuy nhiên đà tăng không quá lớn.

Diễn biến cùng chiều, nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần giữ nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận mức giảm khoảng 1%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như SMC, POM, TIS,... không thay đổi quá nhiều so với diễn biến của phiên sáng.

Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có tín hiệu cải thiện đáng kể so với phiên sáng, dẫn tới diễn biến phân hóa rõ ràng. BSI tiếp tục là cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm khi đóng cửa trong sắc xanh cùng thanh khoản lớn. Ngược chiều, VIX giảm 3% qua đó là mã tiêu cực nhất ngành.

Trong diễn biến khác, nhóm ngân hàng ghi nhận sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Ngoài TCB các mã cùng ngành như VCB, CTG, STB... cũng ghi nhận phục hồi, tuy nhiên mức độ không quá lớn, quanh 1%.

Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên chiều, PVD, PVS, BSR, PVC phân hóa trong sắc xanh, đỏ đan xen với thanh khoản tương đối.

Ngoài ra, lực bán bất ngờ gia tăng đáng kể tại nhóm BĐS trong phiên chiều nay. Kết phiên giao dịch chiều 12/3, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,...phân hóa trong sắc xanh giao động từ 1% - 3%. Đáng chú ý, cổ phiếu BCR tiếp tục đi ngang quanh vùng giá 5.800 đồng.

Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 12/3, số lượng mã xanh vẫn chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index tiến về vùng 234 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX tiếp tục được duy trì mức cao, tương đương 83 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 1.700 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, TNG tiếp tục là mã mạnh nhất nhóm khi 3%. Bên cạnh đó, DDG giảm 2% và là mã tiêu cực nhất nhóm.

Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 36 triệu đơn vị, giá trị khoảng trên 706 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR không biến động quá nhiều khi đóng cửa tại mốc 18.900 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 5,8 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp trên 1 triệu đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 11.400 đồng.

Tổng quan, có thể đánh giá rằng nhịp hồi phục trong phiên hôm nay của thị trường tương đối tích cực. Hiện tại, NĐT có thể kỳ vọng VN-Index hồi phục về mốc 1.270 điểm, tương ứng vùng đỉnh cũ trong các phiên sắp tới. Ngoài ra, có thể thấy rằng động thái hút tiền qua kênh tín phiếu của NHNN không có tác động quá nhiều tới thị trường chứng khoán.

Đánh giá về động thái hút tiền qua kênh tín phiếu của NHNN, Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, cho rằng động thái hút ròng của chủ yếu do thanh khoản của hệ thống khá dồi dào.

Trong giai đoạn đầu năm nay, tín dụng tăng trưởng rất chậm và thậm chí còn âm đồng thời huy động vốn cũng tăng trưởng chậm nhưng cao hơn tín dụng. Dẫn số liệu từ NHNN, chuyên gia cho biết tín dụng đến hết tháng 2 giảm khoảng 1% còn huy động vốn ước tính giảm khoảng 0,7%.

Điều này dẫn đến thanh khoản hệ thống dồi dào, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh. Trong phiên 11/3, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã giảm về ở mức 1,17%/năm, giảm mạnh so với mức đỉnh đạt được trong ngày 21/2 (4.14%) tiến gần về mặt bằng thấp được duy trì trong thời gian dài trong giai đoạn dư thừa thanh khoản trước đó (khoảng 0,14- 0,15%/năm).

Thanh khoản khá dồi dào nên NHNN cần một phần cần hút thanh khoản về. Tuy nhiên, đây chưa phải nguyên nhân quan trọng nhất.

Động thái hút tiền về qua kênh đấu thầu tín phiếu nhằm mục tiêu quan trọng là qua đó đẩy lãi suất liên ngân hàng lên cao hơn, sát hơn so với lãi suất USD nhằm giảm áp lực tỷ giá. Theo cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ chưa giảm lãi suất ít nhất là cho đến hết nửa đầu năm nay.

Việc Fed duy trì ở lãi suất cao mà lãi suất của Việt Nam quá thấp sẽ gây áp lực tỷ giá. Bằng chứng là tỷ giá trong thời gian vừa qua đã có những biến động, từ đầu năm đến giờ tỷ giá USD/VND đã tăng khoảng 1,5%.

Cẩn trọng "tâm lý đám đông"

SSI cho rằng việc điểm số quay lại mặt bằng trước điều chỉnh cùng với thanh khoản tăng dần và lan tỏa ra nhiều nhóm ...

Triển vọng giá phân bón phục hồi, Đạm Phú Mỹ (DPM) đặt kế hoạch lãi 542 tỷ đồng

Với triển vọng giá phân bón hồi phục sau giai đoạn khó khăn, ông lớn Đạm Phú Mỹ được kỳ vọng sẽ đem về khoản ...

Chứng khoán Vietcap muốn tăng vốn gấp rưỡi lên hơn 7.000 tỷ đồng

Chứng khoán VietCap sẽ trình kế hoạch tăng vốn gấp rưỡi lên 7.181 tỷ đồng qua 3 phương án.

Hoàng Thông

Tin liên quan