Nghành chăn nuôi Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu

Cập nhật: 07:16 | 07/09/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trong tháng 10 tới đây diễn ra triển lãm Quốc tế hàng đầu ngành chăn nuôi và thuỷ sản tại Việt Nam. Sẽ được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước tới nay, đồng thời tổ chức họp báo công bố sự kiện Vietstock 2018. Đây sẽ là cơ hội để tăng cường năng lực chế biến cũng như kết nối thị trường cho ngành chăn nuôi nhằm hướng tới xuất khẩu.  

nghanh chan nuoi viet nam tim co hoi xuat khau
Ảnh minh họa

Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Xuân Dương cho biết, triển lãm lần này có quy mô lớn chưa từng có nhằm tăng cường năng lực chế biến, kết nối thị trường cho ngành chăn nuôi và thuỷ sản Việt Nam, hướng tới xuất khẩu trong những năm tới.

Theo ông Dương, những năm gần đây, ngành chăn nuôi tăng trưởng khá ổn định ở mức 5-6%/năm. Năm 2017, chăn nuôi lợn gặp khủng hoảng thừa cung, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã phải kêu gọi giải cứu, song đến 2018, ngành này đã được phục hồi nhanh chóng. Giá thịt lợn tăng từ 30.000 đồng/kg lên 49.000-50.000 đồng/kg, thậm chí có nơi tăng tới 57.000 đồng/kg, giúp người chăn nuôi bù đắp được phần thua lỗ năm trước và có khoản tích luỹ để tái đầu tư.

Trong năm 2018 đã đặt nền móng cho xuất khẩu, các sản phẩm chăn nuôi cũng bắt đầu được xuất khẩu. Cụ thể, thịt gà xuất khẩu được sang Nhật Bản, thịt lợn xuất khẩu được sang Myanmar.

Ông Dương cũng khẳng định, với tốc độ phát triển như hiện nay, nước ta hoàn toàn có thể xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sang các thị trường tiềm năng để tăng giá trị kim ngạch cho nông nghiệp.

Song, lãnh đạo ngành chăn nuôi cũng thừa nhận, mặc dù không còn lo về năng suất và sản lượng thịt nhưng năng lực chế biến và kết nối thị trường là khâu yếu nhất của ngành chăn nuôi. Cần phải đẩy mạnh sản xuất chế biến theo chuỗi với công nghệ tiên tiến để khắc phục điểm yếu này.

Với tốc độ tăng trưởng chăn nuôi như hiện nay, ông Nguyễn Xuân Dương tin rằng Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang các thị trường tiềm năng để tăng giá trị kim ngạch cho nông nghiệp, trong khi lâu nay kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ yếu trông đợi lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, thuỷ sản, lâm sản...

Không còn lo về năng suất, sản lượng thịt và thực phẩm nữa nhưng ông Dương cho rằng, hiện nay khâu yếu nhất trong chăn nuôi tại Việt Nam là năng lực chế biến và kết nối thị trường để hướng tới xuất khẩu, giảm lượng dư thừa. Để đẩy mạnh chế biến, sản xuất theo chuỗi thì cần phải có công nghệ tốt.

Vì vậy, thông qua triển lãm này, các doanh nghiệp chăn nuôi của Việt Nam sẽ được tiếp cận và kết nối với những công nghệ chế biến, quản lý thức ăn chăn nuôi tốt nhất của thế giới để khai thác và áp dụng cho hoạt động đầu tư chăn nuôi của mình.

Hiện đã có 350 gian hàng của các doanh nghiệp từ khắp các nước trên thế giới đăng ký tham gia trưng bày và giới thiệu công nghệ cho chăn nuôi và thuỷ sản. Ông Nguyễn Xuân Dương cho biết, sẽ có khoảng 12.000 lượt khách

Theo ban tổ chức, sẽ có khoảng 350 gian hàng của các doanh nghiệp từ nhiều nước trên thế giới đăng ký tham gia triển lãm và giới thiệu công nghệ cho chăn nuôi và thủy sản. Dự kiến thu hút 12.000 lượt khách Việt Nam và khắp thế giới tới tham quan triển lãm này để tìm kiếm các sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến.

Bà Rose Chitanuwat, Giám đốc Chuỗi dự án khu vực Đông Nam Á Công ty UBM Asia – đơn vị tổ chức sự kiện nhấn mạnh, VIETSTOCK 2018 không chỉ là một triển lãm trưng bày các sản phẩm và trang thiết bị cải tiến mà còn là diễn đàn để cùng thảo luận tìm ra giải pháp giúp người chăn nuôi vượt qua khó khăn.

Trong khuôn khổ VIETSTOCK 2018 còn có các hội thảo, hội nghị chuyên ngành như: Sự phát triển của ngành nông nghiệp – phục vụ cho nhu cầu của khu vực Đông Nam À và canh tác bền vững; Hội thảo toàn diện lần thứ 3 về ngành thủy sản tại Việt Nam.

B.H

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm