Hà Nội: “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”

Cập nhật: 08:36 | 08/01/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Quy định mới đối với công dân khi đến làm việc tại Trụ sở Tiếp công dân TP Hà Nội là “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”.  

ha noi khong quay phim chup anh ghi am khi chua co su dong y cua nguoi tiep cong dan Người mới bắt đầu kinh doanh quần áo cần những kỹ năng gì?
ha noi khong quay phim chup anh ghi am khi chua co su dong y cua nguoi tiep cong dan Những kỹ năng mềm quyết định thành công
ha noi khong quay phim chup anh ghi am khi chua co su dong y cua nguoi tiep cong dan Nghề môi giới bất động sản (P2): Những kỹ năng cần có

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ban hành nội quy của trụ sở tiếp công dân thành phố.

Theo đó, công dân đến trụ sở này phải xuất trình giấy tờ tùy thân, có thái độ đúng mực, tôn trọng, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ, nhân viên bảo vệ... và "không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân".

Quyết định nêu trên được căn cứ theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật Tiếp công dân năm 2013, Nghị định số 64/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân và đề nghị của Trưởng Ban Tiếp công dân Thành phố có hiệu lực từ ngày 3/1 vừa qua.

ha noi khong quay phim chup anh ghi am khi chua co su dong y cua nguoi tiep cong dan
Thành Phố Hà Nội vừa ban hành nội quy của trụ sở tiếp công dân thành phố

Nội quy kèm theo Quyết định số 12 cho biết, cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân số 34 phố Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm) và số 20 Hoàng Diệu (quận Hà Đông) có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh các vấn đề liên quan đến chính sách, pháp luật thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội…

Nội quy cũng quy định rõ, đối với công dân khi đến Trụ sở Tiếp công dân Thành phố làm việc “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân” khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Ngoài các quy định chung, nội quy cũng quy định rõ đối với công dân đến trụ sở tiếp công dân thành phố phải xuất trình giấy tờ tùy thân, có thái độ đúng mực, tôn trọng, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân và nhân viên bảo vệ; công dân được tiếp theo thứ tự, phải trình bày trung thực sự việc, nói rõ yêu cầu, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Công dân không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để xuyên tạc, vu khống, kích động gây mất trật tự trong trụ sở tiếp công dân hoặc có hành động xâm hại, xúc phạm, cản trở cán bộ tiếp công dân làm nhiệm vụ và các hoạt động của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân.

Trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung (từ 5 người trở lên) thì phải cử người đại diện để trình bày. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

ha noi khong quay phim chup anh ghi am khi chua co su dong y cua nguoi tiep cong dan
Trụ sở Tiếp công dân TP Hà Nội

Đối với người tiếp công dân, nội quy quy định, khi tiếp công dân phải chấp hành những quy định của cơ quan, đơn vị chủ quản về trang phục, thẻ công chức; được yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (trường hợp được ủy quyền); có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày; đồng thời người tiếp công dân cũng có trách nhiệm giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và những thông tin cá nhân khác của người tố cáo…

Chia sẻ quan điểm về quy định mới này, ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban tiếp dân trung ương (Thanh tra Chính phủ) cho hay, trong nội quy tiếp công dân tại trụ sở của ban cũng có quy định tương tự.

Theo ông, việc công dân quay phim, ghi âm để giám sát cũng tốt nhưng có một số người dùng biện pháp đó với dụng ý khác; thậm chí nhiều người livestream các buổi tiếp công dân trên mạng xã hội kèm theo bình luận thiếu chuẩn mực làm ảnh hưởng đến người tiếp dân.

"Quy định thì như thế nhưng tại nhiều buổi tôi tiếp công dân, mọi người đều ghi âm, chụp hình, thậm chí livestream", ông Điệp nói và cho rằng quy định trên là cần thiết để đảm bảo sự tôn nghiêm của cơ quan công quyền.

Cùng quan điểm, luật sư Vũ Tiến Vinh nói trước hết người cán bộ tiếp dân có quyền bảo vệ hình ảnh riêng tư của mình theo Bộ luật Dân sự; quy định như trên cũng góp phần hạn chế tình trạng khi vụ việc khiếu nại chưa được giải quyết thì công dân đã chụp ảnh, quay phim đưa lên mạng xã hội.

Ở góc nhìn khác, ông Bùi Văn Xuyền - Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, TP Hà Nội ra quy định căn cứ vào Luật Tiếp công dân, Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị định liên quan, song các văn bản này lại không có những chế định đó. "Như vậy quy định của Hà Nội là không đúng thẩm quyền", ông nói.

Nhân Mã