Giải ngân ODA: Quyết liệt phải đi cùng đồng bộ

Cập nhật: 09:46 | 01/10/2020 Theo dõi KTCK trên

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều giải pháp quyết liệt để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, sự chuyển động ở các địa phương dường như vẫn chưa tương xứng và đây là một trong những nút thắt cần được tháo gỡ.

4127-oda
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Có cải thiện nhưng chưa đạt mục tiêu

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều giải pháp quyết liệt để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, sự chuyển động ở các địa phương dường như vẫn chưa tương xứng và đây là một trong những nút thắt cần được tháo gỡ.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến ngày 27/8, số liệu giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (cấp phát) năm 2020 nguồn nước ngoài của các địa phương là 8.411 tỷ đồng (bao gồm cả 2.878 tỷ đồng giải ngân theo cơ chế tài chính trong nước), đạt tỉ lệ 21,86% so với dự toán được giao.

Đánh giá về kết quả này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà đã nhận định,”mặc dù tình hình có được cải thiện song tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công nói chung và vốn nước ngoài còn thấp”.

Bộ Tài chính cho biết, vừa qua, đã nhận được văn bản hoặc ghi nhận thông tin 5/62 địa phương có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị trả lại kế hoạch vốn, tổng số 1.617,2 tỷ đồng, trong đó vốn cấp phát là 953,4 tỷ đồng, vốn vay lại là 663,8 tỷ đồng.

Đánh giá về việc này, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng, “cái chính là do nguyên nhân chủ quan, năng lực thực thi các dự án còn chậm”. Ông đã nêu một số nguyên nhân của việc giải ngân các dự án ODA còn vướng mắc, chậm trễ.

Về khách quan, dịch COVID-19 khiến tiến độ triển khai dự án bị chậm do hầu hết các hoạt động của các dự án ODA đều gắn với yếu tố nước ngoài, từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát...

Về chủ quan, GS.TSKH Nguyễn Mại chỉ ra 5 nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, công tác chuẩn bị dự án sơ sài, nhiều dự án ODA phải điều chỉnh dự án (tổng mức đầu tư, gia hạn thời gian thực hiện, phạm vi dự án, thiết kế chi tiết các hạng mục xây lắp...), gia hạn, điều chỉnh Hiệp định vay.

Quyết liệt như giải ngân đầu tư công từ vốn ngân sách

Chính phủ đã xác định rất rõ, việc chậm giải ngân đầu tư công dẫn đến hệ quả trực tiếp là tạo nút thắt cổ chai đối với nền kinh tế. Trong đó, về vĩ mô ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế do vốn là một trong những yếu tố quan trọng của tăng trưởng GDP. Việc các dự án bị chậm cũng sẽ kéo lùi các dòng vốn đối ứng khác của tư nhân, của nước ngoài, ảnh hưởng huy động vốn xã hội nhưng đồng thời ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, giảm niềm tin của các nhà đầu tư và nhà tài trợ. Trong khi đó, việc chậm trễ gây lãng phí lớn khi tiền nằm ở đó mà Chính phủ phải trả thêm chi phí vốn còn, chủ đầu tư phải gánh chịu chi phí bị đội lên…

Do đó, GS. Nguyễn Mại nêu một số góp ý để đẩy nhanh tiến độ giải ngân dự án, khôi phục kinh tế, đồng thời bảo đảm chống tham nhũng, lãng phí.

Trước tiên, cần có sự rà soát phân bổ chi tiết dự toán đến từng dự án, đảm bảo sát tiến độ, nhu cầu giải ngân của dự án và kịp thời nhập vào hệ thống thông tin Kho bạc (TABMIS) để có cơ sở giải ngân. Lưu ý tập trung vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt, các dự án ưu tiên cần sớm hoàn thành để đưa vào sử dụng và các dự án sắp hoàn thành hoặc các dự án sắp hết thời hạn giải ngân. Trường hợp nhận thấy không đủ khả năng giải ngân, đề nghị hủy, chuyển dự toán cho dự án khác có tính sẵn sàng hơn.

Thời gian qua, Chính phủ đã hành động quyết liệt thể hiện qua việc Thủ tướng Chính phủ đã thành lập các Đoàn công tác do chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng 4 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng dẫn đầu, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công (kể cả vốn ODA) năm 2020 tại các bộ, ngành, địa phương.

Để triển khai đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, các cơ quan chủ quản cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan để kịp thời trao đổi với nhà tài trợ trong trường hợp có vướng mắc phát sinh. Từ đó, trong trường hợp vượt thẩm quyền, cần sớm báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các vướng mắc liên quan đến chế độ, chính sách nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân các dự án.

Các chủ dự án cần tập trung triển khai các chương trình, dự án để kịp thời có khối lượng cho giải ngân. Cùng với đó, kịp thời báo cáo cơ quan chủ quản và các bộ, ngành liên quan về các vướng mắc phát sinh trong từng khâu thực hiện dự án để có biện pháp xử lý kịp thời.

Để tháo gỡ khó khăn, cần quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp khác, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công như: Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải ngân vốn ODA; tăng cường kiếm soát và rút ngắn thời gian hoàn chứng từ đối với hình thức thanh toán qua tài khoản đặc biệt…

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Anh Quốc tăng trưởng ấn tượng

Đại diện hai nước đánh giá quan hệ kinh tế giữa hai nước thời gian qua tăng trưởng ấn tượng, trong đó, kim ngạch thương ...

"Chợ" mua bán, sáp nhập (M&A) vẫn đông khách "mùa COVID"

Trong 8 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã ghi nhận gần 5.000 lượt góp vốn mua cổ phần từ các nhà đầu tư nước ...

Đề xuất sửa đổi một số tiêu chí trong gói hỗ trợ kinh tế lần 2

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa gửi Thủ tướng Chính phủ tờ trình trong đó đề xuất mở rộng hỗ trợ ...

PV