Giải mã phiên "đắt khách" của cổ phiếu VPB, định giá hiện tại có còn rẻ?

Cập nhật: 10:45 | 13/06/2024 Theo dõi KTCK trên

Phiên 12/6, cổ phiếu VPB thực sự "nổi sóng" trên thị trường khi ghi nhận thanh khoản khớp lệnh "khủng", với hơn 70 triệu cổ phiếu sang tay.

Mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 13/6, nhờ dư âm từ phiên tăng mạnh trước đó, cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng tiếp đà tăng giá nhẹ (+0,5%), đưa thị giá lên mức 19.500 đồng/cổ phiếu. Tạm tính thì đây đã là phiên tăng điểm thứ tư liên tiếp của cổ phiếu ngân hàng này.

Phiên trước đó 12/6, cổ phiếu VPB thực sự "nổi sóng" trên thị trường khi ghi nhận thanh khoản khớp lệnh "khủng". Tổng giá trị giao dịch của VPB trong phiên hôm qua đạt 1.308 tỷ đồng. Kết phiên giao dịch, thị giá VPB tăng gần sát trần, thanh khoản giao dịch của cổ phiếu đạt 70 triệu đơn vị. Đây cũng là mức khớp lệnh cao nhất của cổ phiếu VN30 này sau tròn 3 năm.

Trong phiên giao dịch, cổ phiếu VPB xuất hiện nhiều lệnh mua/bán với số lượng giao động từ 50.000 – 100.000 cổ phiếu/lệnh. Đặc biệt trong phiên này, dòng tiền mua chủ động tích cực gom VPB với nhiều lệnh đạt hơn 100.000 đơn vị, có lệnh mua đột biến với hơn 1 triệu đơn vị/lệnh. Kết phiên, khối lượng khớp lệnh mua áp đảo so với bên bán với tỷ lệ mua/bán là 54/15 triệu đơn vị.

Giải mã phiên
Cổ phiếu VPB có một phiên "nổi sóng"

Tuy nhiên, vùng giá hiện tại của cổ phiếu VPB vẫn đang thấp hơn dự báo của một số nhóm phân tích. Điển hình như trong báo cáo cách đây một tuần, Chứng khoán Vietinbank kỳ vọng giá mục tiêu của VOB là 22.000 đồng. Theo VietinBank Securities, cổ phiếu VPB đang có 4 động lực hỗ trợ đà tăng giá.

Đầu tiên là kết quả tăng trưởng kinh doanh cải thiện trên nền lợi nhuận thấp của cùng kỳ. Cụ thể, ngân hàng ghi nhận đạt 3.566 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cải thiện 40,6% so với cùng kỳ. Ngoài ra, lợi nhuận trước thuế dự kiến cả năm 2024 sẽ tăng 115% so với năm trước lên khoảng 23.000 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng toàn ngân hàng dự kiến tiếp tục duy trì ở mức tương đối cao so với toàn ngành, ở khoảng 25% (tập trung vào mảng bán lẻ, SME và mảng FDI).

Thứ hai, FE Credit đã có lãi trở lại sau hai năm liên tục thua lỗ với mức lãi kỳ vọng khoảng 1.200 tỷ đồng.

Hai yếu tố còn lại là nợ xấu có thể cải thiện về mức dưới 3% trong năm nay và dòng tiền duy trì ổn định giúp cho ngân hàng có thể chủ động chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với kế hoạch kéo dài 5 năm.

Giải mã phiên

Dưới góc nhìn lạc quan hơn, Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam dự phóng giá mục tiêu 12 tháng tới của VPB là 22.800 đồng. Nhìn chung về ngành ngân hàng, chuyên gia của Mirae Asset Việt Nam cho biết tổng lợi nhuận trước thuế năm nay kỳ vọng tăng khoảng 35,5% so với năm ngoái, tương đương mức tăng trưởng bùng nổ trong giai đoạn 2021-2022.

"Thông thường, đa phần các ngân hàng sẽ đặt mục tiêu vừa tầm với khả năng hoàn thành cao (các ngân hàng thường vượt mục tiêu của họ từ 3-7% trong những năm trước), ngoại trừ năm 2023 là một trường hợp khá đặc biệt mặc dù đã lên kế hoạch khá thận trọng", chuyên gia nhận định.

Các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận bao gồm chi phí hoạt động ổn định, do hầu hết các ngân hàng đã ước tính chi phí đầu tư công nghệ và tinh giản nhân lực để tối ưu hóa chi phí. Trong khi chi phí dự phòng dù khó giảm trong năm 2024 nhưng đa phần các ngân hàng đã thích nghi với "bình thường mới", nên lợi nhuận sẽ không chịu quá nhiều áp lực.

Ngoài ra, khả năng cao là Thông tư 02 sẽ được gia hạn cũng như nhiều ngân hàng tái tận dụng công cụ trái phiếu đặc biệt (VAMC) nếu nhận thấy việc trích lập dự phòng trong thời gian dài hơn khi để trong nội bảng là cần thiết.

Về phía thu nhập, tăng trưởng tín dụng ổn định và dự kiến NIM vẫn còn dư địa phục hồi là động lực tốt cho kỳ vọng tăng trưởng thu nhập, trong khi các nguồn thu nhập ngoài lãi đóng vai trò là nhân tố tiềm năng thúc đẩy lợi nhuận đối với các ngân hàng.

"Diễn biến giá của ngành ngân hàng tích cực hơn so với mặt bằng chung (VN-Index) phản ánh triển vọng hồi phục của nhóm này tốt hơn so với đa phần các ngành khác. Tuy nhiên, việc nhóm nhà đầu tư ngoại liên tục rút ròng do nhiều yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng đến tiềm năng tăng giá của nhóm ngân hàng vì tỷ trọng sở hữu của khối ngoại trong ngành ngân hàng khá cao", chuyên gia Mirae Asset cho hay.

Kỳ vọng sớm "chiếm lĩnh" thị trường khu công nghiệp

VPBank tiên phong triển khai chính sách chấp nhận tài sản đảm bảo cho khoản vay là hợp đồng thuê/mua bất động sản tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN)… Bước đi này dự kiến có thể giúp VPBank chiếm lĩnh thị phần cung ứng vốn tại thị trường đặc thù này ngay trong năm 2024.

Ông Đào Gia Hưng, Phó Giám đốc Khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ của VPBank chia sẻ: "Với vai trò là đơn vị đi tiên phong, chúng tôi phải vừa làm vừa lắng nghe, vừa triển khai vừa liên tục bổ sung chỉnh sửa, cốt để chính sách tín dụng phải phù hợp và dễ tiếp cận nhất đối với doanh nghiệp. Chúng tôi kỳ vọng chính sách này sẽ giúp VPBank sớm chiếm lĩnh thị phần vốn cho các doanh nghiệp trong KCN, CCN và sẽ thực sự là cánh cửa mở rộng cho doanh nghiệp trong thời điểm này"

Nhiều ngân hàng chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt trong tuần này

Trong tuần này, 3 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân gồm Techcombank, VPBank và MB sẽ chốt danh sách cổ đông hưởng quyền ...

VPBank gây sốc khi điều chỉnh lãi suất huy động về lại mức cũ sau 1 ngày

Sau khi bất ngờ tăng sốc lãi suất huy động tới 0,8% vào ngày hôm qua (29/5), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - ...

Chứng khoán phiên chiều 12/6: Đảo chiều cuối phiên, tiền đề cổ phiếu tài chính

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch chiều ngày 12/6 chứng kiến chỉ số chính VN-Index đảo chiều ngoạn mục, mốc 1.300 điểm chính thực ...

Linh Đan

Tin liên quan