Giá xăng dầu hôm nay 9/6/2022: Giữ vững đà tăng

Cập nhật: 06:33 | 09/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 6h ngày 9/6 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu thế giới duy trì đà tăng trong bối cảnh đồng USD suy yếu khi nhiều ngân hàng trung ương lên kế hoạch tăng mạnh lãi suất.

Giá xăng dầu hôm nay 8/6/2022: Lấy lại đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 7/6/2022: Đứng đỉnh

Giá xăng tăng "chóng mặt", người dân đau đầu đối mặt với hàng loạt chi phí

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2022 đứng ở mức 117,08 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 120,71 USD/thùng.

Giá dầu duy trì đà tăng trong bối cảnh đồng USD suy yếu khi nhiều ngân hàng trung ương lên kế hoạch tăng mạnh lãi suất.

Mới nhất, ngân hàng trung ương Úc đã quyết định tăng mạnh lãi suất ở mức 0,5 điểm phần trăm, cao hơn nhiều mức dự báo 0,2 điểm phần trăm, đưa mức lãi suất cho vay lên 0,85%.

3225-giaxang
Ảnh minh họa

Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuất hiện nhiều dấu hiệu lạc quan khi lạm phát được dự báo có thể hạ nhiệt khi giá cước vận tải giảm, các chuỗi cung ứng, sản xuất hàng hoá được khôi phục, tốc độ giao hàng nhanh hơn…

Giá dầu hôm nay duy trì đà tăng còn do thị trường hoài nghi về khả năng tăng sản lượng của OPEC+, trong khi nhu cầu đi lại mùa du lịch được dự báo tăng cao.

Nhu cầu tiêu thụ dầu cũng được kỳ vọng tăng mạnh khi nhiều nước bước vào mùa hè nắng nóng. Tại Mỹ, giá nhiên liệu ở Mỹ đang được ghi nhận ở mức kỷ lục khiến lo ngại về việc Mỹ áp dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu dầu ngày một lớn.

Tại thị trường trong nước, ngày 1/6, Liên Bộ Tài chính thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5RON92 không cao hơn 30.235 đồng/lít (tăng 602 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.243 đồng/lít, nếu không chi quỹ BOG ở mức 100 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 702 đồng/lít và giá bán sẽ là 30.335 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 31.578 đồng/lít (tăng 921 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), nếu không chi quỹ BOG ở mức 500 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 1.421 đồng/lít và giá bán sẽ là 32.078 đồng/lít.

Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 26.394 đồng/lít (tăng 841 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 25.346 đồng/lít (tăng 941 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 20.901 đồng/kg (tăng 303 đồng/kg so với giá bán hiện hành).

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 602 đồng/lít

30.235 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 921 đồng/lít

31.578 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 841 đồng/lít

26.394 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 941 đồng/lít

25.346 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+303 đồng/kg

20.901 đồng/kg

Trafigura dự báo giá dầu có thể sớm đạt 150 USD/thùng trong năm nay

Ông Weir nói rằng, giá dầu thô tăng đột biến có thể sẽ kích hoạt nhu cầu tiêu thụ đối với mặt hàng này.

Các yếu tố tăng giá tiếp tục đến từ Nga, với việc EU gần đây đã đồng ý cấm vận đối với dầu nhập khẩu của Nga, mặc dù điều đó sẽ không có hiệu lực đầy đủ trong nhiều tháng nữa, Ngoài ra, nhu cầu dầu thô tại Trung Quốc cũng dự kiến sắp phục hồi khi quốc gia châu Á nới lỏng các biện pháp phòng chống Covid-19 nghiêm ngặt của mình.

Chuẩn dầu thô Brent hiện đang giao dịch trên 119 USD/thùng.

Trước đó, trong tuần qua, Goldman đã nâng dự báo giá dầu Brent lên 140 USD/thùng vào quý III năm nay. Citi cũng nâng dự báo giá dầu lên 113 USD/thùng trong quý II và 99 USD/thùng trong quý III. Barclays thì nhận định giá dầu trung bình là 111 USD trong năm nay - tăng 11 USD mỗi thùng so với ước tính gần nhất.

Các dự đoán về giá dầu rất khác nhau, dao động ở mức 40 USD. Citi trích dẫn một thỏa thuận với Iran bị trì hoãn; Barclays trích dẫn lệnh cấm của EU đối với nhập khẩu dầu thô của Nga; trong khi ước tính giá của Goldman phần lớn đến từ nhu cầu của Trung Quốc.

Các yếu tố tăng giá khác bao gồm việc Ả Rập Xê-út quyết định tăng giá bán chính thức (OSP) trong tháng 7 cho loại dầu thô hàng đầu của mình sang châu Á thêm 2,10 USD so với mức tháng 6 và động thái của OPEC + nhằm tăng sản lượng nhiều hơn dự kiến.

Được biết, Trafigura cũng đã cắt giảm hoạt động kinh doanh của mình ở Nga do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.

Minh Phương

Tin cũ hơn
Xem thêm