Giá xăng dầu hôm nay 8/6/2022: Lấy lại đà tăng

Cập nhật: 06:19 | 08/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 6h ngày 8/6 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ khi mà khả năng thiếu hụt nguồn cung dầu ngày một lớn trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dầu được dự báo phục hồi mạnh và nguồn cung bị thắt chặt hơn.

Giá xăng dầu hôm nay 7/6/2022: Đứng đỉnh

Giá xăng tăng "chóng mặt", người dân đau đầu đối mặt với hàng loạt chi phí

Giá xăng dầu hôm nay 6/6/2022: Bật tăng mạnh

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2022 đứng ở mức 116,44 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 119,89 USD/thùng.

Giá dầu quay đầu tăng nhẹ khi mà khả năng thiếu hụt nguồn cung dầu ngày một lớn trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dầu được dự báo phục hồi mạnh và nguồn cung bị thắt chặt hơn.

Quyết định cấm vận dầu thô Nga sẽ buộc EU phải tìm kiếm các nguồn cung thay thế. Mức sản lượng cấm vận được cho sẽ rơi vào khoảng 2 triệu thùng.

1849-giaxangdau
Ảnh minh họa

Mỹ đã cho phép 2 tàu chở dầu vận chuyển dầu thô Venezuela đến châu Âu nhằm giảm áp lực thiếu hụt nguồn cung dầu tại đây. Tuy nhiên, theo giới phân tích, nguồn cung dầu tư Venezuela là không đủ để bù đắp lượng dầu thiếu hụt ở châu Âu.

Nhu cầu tiêu thụ dầu cũng được dự báo sẽ tăng mạnh hơn khi Trung Quốc gỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch bệnh và các nước bước vào cao điểm mùa mè, mùa dù lịch.

Giá dầu hôm nay cũng được thúc đẩy bởi thông tin Saudi Arabia tăng giá bán dầu cho các nước châu Á, một động thái cho thấy tình trạng nguồn cung dầu đang bị thắt chặt hơn.

Dòng chảy năng lượng từ Nga cũng đang được dịch chuyển mạnh hơn sang châu Á, không chỉ dầu thô mà cả khí đốt, được dự báo có thể sẽ đẩy nhiều nước châu Âu rơi vào khủng hoảng do thiếu hụt nguồn cung.

Tại thị trường trong nước, ngày 1/6, Liên Bộ Tài chính thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5RON92 không cao hơn 30.235 đồng/lít (tăng 602 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.243 đồng/lít, nếu không chi quỹ BOG ở mức 100 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 702 đồng/lít và giá bán sẽ là 30.335 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 31.578 đồng/lít (tăng 921 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), nếu không chi quỹ BOG ở mức 500 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 1.421 đồng/lít và giá bán sẽ là 32.078 đồng/lít.

Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 26.394 đồng/lít (tăng 841 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 25.346 đồng/lít (tăng 941 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 20.901 đồng/kg (tăng 303 đồng/kg so với giá bán hiện hành).

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 602 đồng/lít

30.235 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 921 đồng/lít

31.578 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 841 đồng/lít

26.394 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 941 đồng/lít

25.346 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+303 đồng/kg

20.901 đồng/kg

Barclays và Citi điều chỉnh tăng đối với giá dầu 2022 và 2023

Ngân hàng Barclays nhận định giá dầu Brent trung bình ở mức 111 đô la trong năm nay và năm tới, trong khi US West Texas Intermediate (WTI) ở mức 108 đô la trong cùng thời kỳ.

Cũng theo Reuters, Citi Bank đã nâng dự báo giá dầu Brent trong quý 2 năm 2022 thêm 14 USD lên 113 USD/thùng, và giá quý 3 và 4 tăng 12 USD, lên 99 USD và 85 USD, tương ứng. Theo Citi Bank, ước tính giá dầu Brent đạt trung bình 75 USD/thùng vào năm 2023, đã điều chỉnh cao hơn 16 USD.

Sáng hôm nay, giá dầu thô Brent giao sau tăng khoảng 120 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI kỳ hạn tăng lên 119 USD/thùng sau khi chạm mức cao nhất trong ba tháng.

Nguyên nhân chính khiến dự báo giá dầu tăng, theo Citi Bank là do nguồn cung bổ sung nào từ Iran đều bị trì hoãn. Việc trì hoãn dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Iran là yếu tố chính thắt chặt cán cân cung cầu dầu.

Giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt Iran dự kiến bắt đầu từ quý đầu của năm tới, với 0,5 triệu bpd, sau đó là 1,3 triệu bpd trong nửa cuối năm. Nếu được tiến hành, Iran sẽ bổ sung thêm nguồn cung vào giữa năm 2022.

Cả Citi Bank và Barclays đều cho rằng trừng phạt đã khiến sản lượng dầu thô của Nga ra thị trường bị sụt giảm, một trong những cơ sở khiến hai ngân hàng điều chỉnh dự báo tăng đối với giá dầu. Barclays cho rằng sản lượng dầu của Nga dự kiến sẽ giảm 1,5 triệu bpd vào cuối năm nay. Citi thì cho rằng dự báo sản lượng của Nga giảm từ 2 triệu xuống 3 triệu bpd đã bị phóng đại, và nếu dòng dầu của Nga sang châu Á được điều chỉnh lại có nghĩa là sản lượng và xuất khẩu của Nga sẽ không giảm quá nhiều, trong khoảng từ 1 triệu đến 1,5 triệu bpd.

Hạ Vy

Tin cũ hơn
Xem thêm