Giá xăng dầu hôm nay 6/6/2022: Bật tăng mạnh

Cập nhật: 06:35 | 06/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Quyết định cấm vận dầu Nga của EU đã đẩy giá xăng dầu tuần qua với xu hướng tăng và được dự báo sẽ tiếp tục đi lên khi các nhu cầu tiêu thụ phục hồi thời gian tới.

Giá xăng dầu hôm nay 5/6/2022: Một tuần tăng giá mạnh

Giá xăng hôm nay 4/6/2022: Tăng dựng đứng

Giá xăng dầu hôm nay 3/6/2022: Bất ngờ giảm mạnh

Khép tuần giao dịch, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu ngày 5/6 ghi nhận dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2022 đứng ở mức 120,26 USD/thùng, tăng 3,39 USD/thùng trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 121,27 USD/thùng, tăng 3,66 USD/thùng trong phiên.

Theo nhận định của các chuyên gia, bước vào tuần giao dịch từ ngày 30/5, giá dầu thô do lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung ngày một lớn, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dầu được dự báo tăng mạnh khi nhiều nước bước vào mùa du lịch và mùa hè nắng nóng.

3410-giaxang
Ảnh minh họa

Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 30/5 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2022 đứng ở mức 115,50 USD/thùng, tăng 0,43 USD/thùng trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 7/2022 đứng ở mức 119,36 USD/thùng, tăng 0,15 USD/thùng trong phiên.

Theo giới phân tích, sản lượng dầu cấm vận dự kiến của EU vào khoảng 2 triệu thùng/ngày. Để bù lắp sản lượng thiếu hụt này, EU sẽ phải tìm kiếm nguồn cung mới từ OPEC+, Tây Phi và Mỹ. Tuy nhiên, có một thực tế là sản lượng khai thác của OPEC+ cũng đang rất hạn chế, thấp hơn nhiều so với sản lượng mục tiêu được đặt ra. Còn với dầu đá phiến Mỹ, các dữ liệu gần đây cho thấy, sản lượng trong năm 2022 sẽ chỉ tăng được khoảng 900.000 thùng/ngày và chỉ có thể trở lại mức sản lượng trước khi dịch Covid-19 diễn ra vào năm 2023.

Theo dữ liệu của chính phủ Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này trong tuần trước đã giảm tới 5,1 triệu thùng, cao hơn rất nhiều so với mức dự báo 1,3 triệu thùng được đưa ra trong một cuộc thăm dò của Reuters.

Trong khi đó, Nga cũng đã chủ động tìm cách dịch chuyển nguồn cung dầu sang các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc. Tuy nhiên, có một thực tế là việc dịch chuyển này đang khiến giá dầu tăng cao hơn do chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 31/5/2022 (theo giờ Việt Nam), trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2022 đứng ở mức 117,65 USD/thùng, tăng 2,58 USD/thùng trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 7/2022 đứng ở mức 121,26 USD/thùng, tăng 1,83 USD/thùng trong phiên.

Khép tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 120,26 USD/thùng, tăng 3,39 USD/thùng trong phiên; trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 121,27 USD/thùng, tăng 3,66 USD/thùng trong phiên.

Tại thị trường trong nước, ngày 1/6, Liên Bộ Tài chính thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5RON92 không cao hơn 30.235 đồng/lít (tăng 602 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.243 đồng/lít, nếu không chi quỹ BOG ở mức 100 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 702 đồng/lít và giá bán sẽ là 30.335 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 31.578 đồng/lít (tăng 921 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), nếu không chi quỹ BOG ở mức 500 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 1.421 đồng/lít và giá bán sẽ là 32.078 đồng/lít.

Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 26.394 đồng/lít (tăng 841 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 25.346 đồng/lít (tăng 941 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 20.901 đồng/kg (tăng 303 đồng/kg so với giá bán hiện hành).

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 602 đồng/lít

30.235 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 921 đồng/lít

31.578 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 841 đồng/lít

26.394 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 941 đồng/lít

25.346 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+303 đồng/kg

20.901 đồng/kg

Bộ Tài chính lý giải về giá xăng tiếp tục tăng, "neo" ở mức cao

Thông tin với báo chí, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định hiện hành, Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì điều hành Quỹ BOG. Trong bối cảnh thị trường thế giới diễn biến phức tạp, đặc biệt do xung đột giữa Nga và Ukraine đã tác động đến nguồn cung và tăng giá bán xăng dầu trên thị trường thế giới, để giảm tác động của giá thế giới tăng đến giá xăng dầu trong nước, trong thời gian qua, Quỹ BOG đã được điều hành linh hoạt (giảm mức trích, tăng mức sử dụng), qua đó góp phần bình ổn giá xăng dầu, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

"Giá xăng dầu thế giới tiếp tục biến động phức tạp như hiện nay, việc tiếp tục tính toán, cân đối sử dụng Quỹ BOG xăng dầu để góp phần bình ổn giá xăng dầu, qua đó hỗ trợ người tiêu dùng và sản xuất kinh doanh là giải pháp cần thiết", Bộ Tài chính đưa quan điểm.

Về diễn biến điều hành giá xăng dầu thời gian qua và biện pháp điều hành thời gian tới như sau, theo Bộ Tài chính, giá xăng dầu thế giới bình quân tính đến kỳ điều hành ngày 21/5/2022 có xu hướng tăng so với giá xăng dầu thế giới kỳ điều hành những ngày đầu năm từ 42,90% đến 56,97% tùy từng mặt hàng.

"Giá xăng dầu thế giới tăng chủ yếu do nguồn cung xăng dầu khan hiếm. Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao tại một nước lớn như Mỹ và một số nước châu Âu cũng tác động làm giá xăng dầu thế giới tăng. Việc giá xăng dầu thành phẩm thế giới tăng cao đã tác động trực tiếp làm tăng giá xăng dầu trong nước", Bộ Tài chính dẫn nhận định từ Bộ Công Thương.

Về điều hành giá xăng dầu trong nước, Bộ Tài chính cho hay, theo quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP, giá bán xăng dầu trong nước được thực hiện theo cơ chế thị trường và phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới. Công tác điều hành giá xăng dầu trong nước đang bám sát theo diễn biến giá xăng dầu thế giới; đồng thời linh hoạt sử dụng Quỹ BOG để hạn chế tối đa mức tăng giá xăng dầu trong nước.

Hiện nay giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu trong nước so với mức giá kỳ điều hành ngày 11/1/2022 tăng từ 25,89% đến 42,40%, thấp hơn so với tốc độ tăng của giá xăng dầu thành phẩm thế giới khoảng từ 42,90% đến 56,97%. Qua đó, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp, hỗ trợ đời sống của người dân, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng thời, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/12/2021 điều chỉnh giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu bay từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022 để góp phần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không; Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022 điều chỉnh giảm 50% mức thuế BVMT đối với xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu nhờn và giảm 70% mức thuế BVMT đối với dầu hỏa từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022 để góp phần bình ổn giá xăng dầu trong nước.

Việc điều chỉnh giảm thuế (BVMT) sẽ góp phần bình ổn giá xăng dầu trong nước từ kỳ điều hành ngày 1/4/2022: xăng giảm 2.000 đồng/lít; dầu diezen, mazut giảm 1.000 đồng/lít; dầu hỏa giảm 700 đồng/lít.

Thanh Hằng

Tin cũ hơn
Xem thêm