Giá xăng dầu hôm nay 7/6/2022: Đứng đỉnh

Cập nhật: 06:22 | 07/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào 6h sáng ngày 7/6 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu thế giới tăng mạnh trong bối cảnh Ả-rập Xê-út tăng mạnh giá bán dầu cho thị trường châu Á. Đà tăng của giá dầu hôm nay còn được hỗ trợ bởi đồng USD suy yếu khi mà các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, EU đẩy mạnh các biện pháp mở cửa, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Giá xăng tăng "chóng mặt", người dân đau đầu đối mặt với hàng loạt chi phí

Giá xăng dầu hôm nay 6/6/2022: Bật tăng mạnh

Những mẫu xe máy tiết kiệm xăng giá rẻ tầm 20 triệu đồng năm 2022

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2022 đứng ở mức 117,80 USD/thùng, tăng 1,57 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 121,36 USD/thùng, tăng 1,64 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu tăng mạnh trong bối cảnh Ả-rập Xê-út tăng mạnh giá bán dầu cho thị trường châu Á do dự báo nhu cầu tiêu thụ tăng cao khi các nước gỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch. Đà tăng của giá dầu hôm nay còn được hỗ trợ bởi đồng USD suy yếu khi mà các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, EU đẩy mạnh các biện pháp mở cửa, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

2059-giaxang
Ảnh minh họa

Sau cuộc họp chính sách tháng 6/2022, OPEC+ đã quyết định tăng mạnh sản lượng khai thác thêm 650.000 thùng/ngày, cao hơn nhiều mức tăng sản lượng 432.000 thùng/ngày được thực hiện từ tháng 4/2022. Tuy nhiên, theo giới phân tích, mức tăng sản lượng này là quá khiêm tốn so với mức thiếu hụt dự kiến khoảng 2 triệu thùng/ngày do lệnh cấm vận dầu Nga của EU có thể gây ra.

Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung dầu là rất lớn, chính vì vậy, bất chấp thông tin Mỹ cho phép vận chuyển dầu từ Venezuela đến châu Âu, giá dầu vẫn tăng mạnh.

Tại thị trường trong nước, ngày 1/6, Liên Bộ Tài chính thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5RON92 không cao hơn 30.235 đồng/lít (tăng 602 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.243 đồng/lít, nếu không chi quỹ BOG ở mức 100 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 702 đồng/lít và giá bán sẽ là 30.335 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 31.578 đồng/lít (tăng 921 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), nếu không chi quỹ BOG ở mức 500 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 1.421 đồng/lít và giá bán sẽ là 32.078 đồng/lít.

Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 26.394 đồng/lít (tăng 841 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 25.346 đồng/lít (tăng 941 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 20.901 đồng/kg (tăng 303 đồng/kg so với giá bán hiện hành).

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 602 đồng/lít

30.235 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 921 đồng/lít

31.578 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 841 đồng/lít

26.394 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 941 đồng/lít

25.346 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+303 đồng/kg

20.901 đồng/kg

Dự báo giá dầu: Cầu đã vượt xa cung, Brent có thể lên tới 130$

Giá dầu Brent (tháng 08/22) trong tuần giao dịch từ 30/5 - 3/6 biến động trong biên độ 113 - 121 USD/thùng, kết thúc tuần giao dịch ở mức cao nhất - 121 USD/thùng (+2,5%/tuần).

Giá dầu thế giới có tuần giao dịch với biên độ biến động trái chiều khá rộng, nhưng nhìn chung, Brent đang được hỗ trợ mạnh bởi nhu cầu tăng nhanh hơn khả năng tăng sản lượng. Chủ tịch Chevron nhận định, nhu cầu dầu thế giới sau nới lỏng hạn chế Covid-19 đã vượt xa nguồn cung, và tiếp tục gia tăng khi giao thông đường bộ/hàng không phục hồi mạnh mẽ.

Brent ngày 2/6 có phiên giảm mạnh (-5 USD/thùng) trước thềm phiên họp OPEC+, nhiều nguồn tin Phương Tây đồng loạt đưa tin về khả năng loại bỏ LB Nga ra khỏi thỏa thuận OPEC+, cho phép KSA, UAE tự do tăng khai thác. Bộ trưởng Năng lượng OPEC+ đã quyết định tăng hạn ngạch tháng 7-8 lên 648.000 bpd, gấp 1,5 lần dự kiến, rút ngắn thời gian cam kết cắt giảm sản lượng 1 tháng đến cuối tháng 08/2022, đồng thời thống nhất tiếp tục phối hợp hành động nhằm duy trì cân bằng cung/cầu, mức giá hợp lý.

Ngoài ra, giá dầu thế giới hiện đang được hỗ trợ mạnh mẽ bởi các yếu tố: Saudi Aramco dự kiến tăng giá bán (OSP) tháng 7 đối với thị trường châu Á từ 0,8 – 2,0 USD/thùng; OPEC hạn dự báo thặng dư nguồn cung năm 2022 từ 1,9 triệu bpd xuống 1,4 triệu bpd.

Dự trữ dầu mỏ Mỹ ở mức thấp, tồn kho dầu thô thương mại liên tục giảm (giảm 5 triệu thùng/tuần), trong khi dự trữ chiến lược (SPR) cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ 1987 do Bộ Năng lượng Mỹ bán ra can thiệp thị trường; EU cấm vận dầu mỏ LB Nga; Kinh tế Trung Quốc dự báo sẽ cải thiện tốc độ tăng trưởng sau khi tháo dỡ lockdown Thượng Hải và một số thành phố lớn khác.

Bên cạnh đó, giá dầu thế giới trong 1-3 tháng tới sẽ phải chịu áp lực khá lớn từ việc Mỹ/EU thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, thỏa thuận OPEC+ có tiếp tục tồn tại sau tháng 8 hay không. Chính quyền J. Biden từ nay đến trước thềm bầu cử giữa kỳ tháng 11/2022 sẽ cố gắng ép KSA/UAE tăng nguồn cung dầu thô.

Theo Petrotimes nhận định, đến cuối tuần này, giá Brent sẽ giao động trong biên độ 113 - 130 USD/thùng.

Thanh Hằng

Tin cũ hơn
Xem thêm