Gặp cả "rừng" quy định, Startup Việt phải sang Singapore làm "giấy khai sinh"

Cập nhật: 07:37 | 07/04/2019 Theo dõi KTCK trên

"Nhiều startup Việt Nam gặp phải tình cảnh buộc thành lập công ty ở nước ngoài để dễ thu hút vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, sau đó mới quay lại đầu tư ở Việt Nam..." 

gap ca rung quy dinh startup viet phai sang singapore lam giay khai sinh “Startup Việt ngày càng gắn kết hơn và nhận được sự ủng hộ lớn của cộng đồng”
gap ca rung quy dinh startup viet phai sang singapore lam giay khai sinh Google hỗ trợ startup Việt tiến ra toàn cầu
gap ca rung quy dinh startup viet phai sang singapore lam giay khai sinh VSV năm 2019 trao cho các startup Việt khoản vốn mồi 20.000 USD
gap ca rung quy dinh startup viet phai sang singapore lam giay khai sinh “Trực quan thực tế và thái độ mở lòng là 2 yếu tố Startup Việt cần có”

Đây là chia sẻ của ông Khôi Nguyễn, Sáng lập Wefit - một ứng dụng tập thể hình, thể dục thẩm mỹ - đã chia sẻ tại hội thảo "Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo: Nắm bắt thời cơ phát triển" vừa được tổ chức mới đây ở Hà Nội.

gap ca rung quy dinh startup viet phai sang singapore lam giay khai sinh

Doanh nghiệp khởi nghiệp (Startup Việt) than phiền nhiều lý do khiến họ phải sang Singapore lập doanh nghiệp rồi quay trở lại Việt Nam để hoạt động

Theo ông Khôi, hầu hết mô hình khởi nghiệp hiện nay là mô hình mới nên nhiều khi không biết đăng ký mình thuộc chủ thể quản lý nào trong luật.

"Chúng tôi hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ như hộ kinh doanh cá thể nên không xuất được hoá đơn, đôi khi DN phải ký với họ theo kiểu hợp đồng lao động hợp tác chuyên môn, nhưng cuối cùng vẫn không được giảm thuế VAT", đại diện doanh nghiệpnày nói.

Theo ông Khôi, việc không rõ mô hình, chức năng hoạt động khiến startup khó thu hút vốn từ quỹ mạo hiểm, nhà đầu tư nước ngoài khó khăn bởi họ khó hiểu về mô hình.

"Nhiều startup Việt Nam gặp phải là tình cảnh buộc thành lập công ty ở nước ngoài để dễ thu hút vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, sau đó mới quay lại đầu tư ở Việt Nam. Như vậy, nếu hành lang pháp lý của mình đơn giản, không cần ưu đãi chỉ cần giảm thời gian thôi đã là giúp DN rất nhiều", ông Khôi Nguyễn chia sẻ.

Tại Hội nghị, ông Tử Tích Phước, đại diện doanh nghiệp Ví điện tử Momo cho rằng: Startup muốn phát triển hiệu quả thì phải thu hút được nhân tài giỏi. Tuy nhiên, do chưa mạnh về tài chính nên startup không thể cạnh tranh về mức thù lao trả cho lao động so với các DN lớn.

Ông Phước tiết lộ: Khi DN thu hút lao động cao cấp nước ngoài về làm việc, lao động nước ngoài được coi là nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, khi làm thủ tục xem xét họ trở thành một nhà đầu tư nước ngoài ở Sở KH&ĐT địa phương thì phức tạp hơn rất nhiều.

Ông Nghiêm Xuân Huy, Sáng lập Startup Finhay nói: Để thu hút người tài về Việt Nam là chuyện vô cùng khó khăn. Hơn nữa, đứng trước "rừng" các quy định về thủ tục hành chính.

Ông này cho biết, doanh nghiệp ông đã phải bố trí 2 nhân sự chỉ chuyên lo giải quyết thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước. Điều này còn khiến doanh nghiệp không chỉ mất thêm chi phí mà còn tốn rất nhiều thời gian. "Chuyện hạch toán thuế, startup làm việc liên đới với các quỹ đầu tư nên đi đến chi cục thuế, chúng tôi muốn đóng thuế cũng gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ muốn đóng thuế, hoàn thành nghĩa vụ cũng khổ vô cùng", đại diện của Finhay nói.

Theo chuyên gia kinh tế - tài chính Cấn Văn Lực: Với Startup, hiện yếu tố tiếp cận vốn không phải vấn đề chính mà là yêu cầu giảm áp lực thủ tục hành chính, giảm thuế, có thêm vốn từ các quỹ đầu tư...

"DN cần nhất là cơ chế chính sách để khởi nghiệp thông thoáng. Thành lập trung tâm khởi nghiệp sáng tạo phải thực chất, nếu hành chính, không thực chất thì chẳng làm gì cả. Đặc biệt thủ tục về hành chính phải cực kỳ đơn giản, kể cả thủ tục phá sản DN. Chứ như hiện nay thành lập DN thì dễ mà phá đi lại cực kỳ khó", ông Lực nói.

Nguyễn Tuyền

Theo dantri.com.vn