Đào Chi Anh gọi vốn cộng đồng: Những người ủng hộ sẽ nhận lại được gì?

Cập nhật: 15:34 | 21/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Trong vòng 5 ngày, Đào Chi Anh gọi vốn cộng đồng được hơn 1.300 USD để mở lại The Kafe: Những người ủng hộ sẽ nhận lại được gì?.  

dao chi anh goi von cong dong nhung nguoi ung ho se nhan lai duoc gi

CEO Đào Chi Anh gọi vốn 200.000 USD để xây dựng lại The KAfe

dao chi anh goi von cong dong nhung nguoi ung ho se nhan lai duoc gi

Ứng dụng LOKALOOP thông minh gọi vốn thành công ngay khi vừa ra mắt

dao chi anh goi von cong dong nhung nguoi ung ho se nhan lai duoc gi

Kinh nghiệm gọi vốn triệu USD của CEO Elsa

Những ngày gần đây, thông tin về việc cựu CEO The KAfe là Đào Chi Anh đang huy động vốn dưới hình thức crowdfunding (gọi vốn cộng đồng) để "xây dựng lại ngôi nhà mới cho những người đã yêu The KAfe ngay từ cửa hàng đầu tiên" nhận được sự chú ý của rất nhiều người. Sau 4 ngày (tính từ 15/6), đã có 31 người tham gia đóng góp với số tiền là 930 USD.

Tuy nhiên, trước thông tin này, cộng đồng mạng đã có những ý kiến trái chiều về câu chuyện gọi vốn của Đào Chi Anh.

Được biết, The KAfe là một chuỗi cà phê từng nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Sự xuất hiện của The KAfe với rất nhiều thông tin gây chú ý đã nhanh chóng đưa thương hiệu này trở nên nổi bật trong rất nhiều thương hiệu quán xá dành cho giới trẻ khi đó.

Tuy nhiên, sau đó, cùng với nhiều thông tin lùm xùm, chất lượng cũng đi xuống nên The KAfe dần không giữ được sức hút như ban đầu. Cho tới khi đóng cửa (khoảng tháng 4/2017), cũng không có nhiều người tỏ ra tiếc nuối.

dao chi anh goi von cong dong nhung nguoi ung ho se nhan lai duoc gi
5 ngày, Đào Chi Anh gọi vốn cộng đồng được hơn 1.300 USD. Ảnh: Nguồn Internet

Ý tưởng của Đào Chi Anh đã vấp phải khá nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng, mặc dù sau 5 ngày kêu gọi dự án đã huy động được hơn 1.300 USD.

Thông qua hasgtag #bringtheKafeback, Đào Chi Anh muốn những người đóng góp vốn cho cô "có một nơi để trải nghiệm những nét văn hoá ẩm thực đa sắc, được giao thoa giữa nhiều phong cách và thời đại, được giao lưu với nhau và làm chính mình". Việc huy động vốn online thông qua trang web gofundme. Chi Anh cho biết, cô không huy động vốn qua nhà đầu tư mà muốn huy động vốn từ cộng đồng với hi vọng "có thể xây dựng một trung tâm để giao lưu, để giới thiệu những nét mới trong văn hoá ẩm thực hiện đại thế giới, để là một điểm nhấn của những người khách đến Hà Nội trải nghiệm nét riêng của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá".

Chia sẻ trên GoFundMe, Chi Anh cho biết, việc phát triển nhanh về số lượng nhà hàng của The KAfe trước đây khiến cô “buộc phải thoả hiệp phần nào về chiều sâu sản phẩm và những ý tưởng phát triển về dinh dưỡng hay hương vị”. Với lần trở lại này, Chi Anh dự định chỉ mở một cửa hàng để có thể tập trung phát triển nó tốt nhất.

Các nền tảng crowdfunding

Crowdfunding được định nghĩa là việc kêu gọi ủng hộ tài chính từ cộng đồng để một startup thực hiện ý tưởng của mình trong trường hợp không có vốn, không có tài sản thế chấp để vay ngân hàng thực hiện dự án. Người khởi xướng hay chủ dự án sẽ đăng dự án của mình trên website, sau đó kêu gọi các nhà đầu tư cá nhân góp vốn. Những nhà đầu tư khi thấy dự án phù hợp với mình, có tiềm năng phát triển sẽ lựa chọn các gói ủng hộ khác nhau mà chủ dự án đưa ra. Việc gọi vốn cộng đồng sẽ giúp startup có vốn thực hiện dự án mà không phải chịu sự kiểm soát của các cổ đông lớn.

Theo Firststep, lịch sử của dự án crowdfunding là mô hình quỹ tín dụng cho các hộ gia đình nông thôn nhỏ của Ireland khi họ không thể tiếp cận được ngân hàng. Quỹ này cho những người nông dân vay các khoản tiền nhỏ để sản xuất và kinh doanh. Người vay sau khi làm ăn có lời họ trả cả vốn và đóng góp một phần lợi nhuận để góp vào quỹ này. Số tiền quỹ này quản lý lại tiếp tục cho những người nông dân khác vay.

Trên thế giới có rất nhiều nền tảng gọi vốn cộng đồng, trong đó lớn nhất là GoFundMe của Mỹ với tổng số tiền giúp huy động được từ khi ra đời vào năm 2010 lên đến hơn 5 tỷ USD. Tiếp theo là Kickstarter với khoảng 3 tỷ USD; Indegogo 1,5 tỷ USD...

Trong khi GoFundMe, YouCaring hay Crowdrise cho phép chủ dự án nhận về số tiền huy động được bất kể có đạt con số mục tiêu hay không, Kickstarter áp dụng chiến lược "Được ăn cả, ngã về không". Điều đó có nghĩa chỉ khi huy động thành công, chủ dự án mới được nhận tiền. Nếu không đạt được số vốn mục tiêu, tiền sẽ được trả về cho các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, một số nền tảng quy định thời gian cụ thể để gọi vốn (có thể trong 30 - 60 ngày), cũng có những trang không giới hạn điều này.

Tại Việt Nam hiện có một số nền tảng hoạt động trong lĩnh vực crowdfunding như Fundstart, Fundme.vn, Betado, Comicola, FundingVN…

Chi phí

Mỗi nền tảng crowdfunding có quy định riêng về mức phí mà startup phải trả khi tham gia gọi vốn. Kickstarter sẽ lấy 5% phí trong tổng số tiền huy động thành công, bên cạnh các phí giao dịch thanh toán khác. Nếu không đạt được số tiền đưa ra ban đầu thì chủ dự án không mất phí.

Với nền tảng Fundstart của Việt Nam, sau khi dự án được phê duyệt và ký hợp đồng, chủ dự án sẽ đặt một khoản đặt cọc 2 triệu đồng. Khi chiến dịch kết thúc, Fundstart sẽ hoàn tiền đặt cọc sau khi trừ các khoản phí quy định trong hợp đồng (nếu có).

Nếu dự án kêu gọi vốn cộng đồng thành công, Fundstart tính phí dịch vụ 4,5% - 8% tổng giá trị huy động được và phí giao dịch ngân hàng. Nếu thất bại, chủ dự án chỉ phải chịu phí giao dịch và tài khoản ngân hàng, không mất phí dịch vụ từ Fundstart. Nếu không thực hiện dự án, hay không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, chủ dự án phải bồi thường tiền và chi phí cho Fundstart cũng như người ủng hộ theo hợp đồng đã ký kết.

Lợi ích khi gọi vốn cộng đồng

So với việc huy động vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc vay ngân hàng, gọi vốn cộng đồng dễ dàng thực hiện và ít rủi ro hơn vì hình thức này cho phép một số lượng lớn các nhà đầu tư tham gia, mỗi người chỉ bỏ ra một số tiền nhỏ.

Đây cũng là cơ hội tốt để các startup tiến hành khảo sát và nghiên cứu thị trường. Cộng đồng crowdfunding sẽ giúp bạn đánh giá nhu cầu cho sản phẩm hay dịch vụ công ty bạn cung cấp. Một ý tưởng tốt nhưng không được sự đón nhận thì đó là dấu hiệu cho thấy thị trường không có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ này và ngược lại.

Bên cạnh đó, chính những người tham gia góp vốn sẽ trở thành nhà tiếp thị miễn phí cho sản phẩm của bạn và có thể trở thành khách hàng tiềm năng trong tương lai. Bởi khi họ sẵn sàng bỏ tiền đầu tư nghĩa là họ đã có niềm tin nhất định vào dự án bạn đang thực hiện.

Theo số liệu của Prnewswire, thị trường huy động vốn toàn cầu năm 2018 đạt 10,2 tỷ USD trong đó 37% tập trung tại thị trường Trung Quốc, 33% tại Mỹ và 18% tại Châu Âu. Tại Việt Nam thực tế việc huy động vốn cộng đồng cho startup không mới. Lê Diệp Kiều Trang, cựu CEO Facebook Việt và hiện đang làm CEO của Go Viet trước đây khi startup dự an Misfit, thiết bị đeo công nghệ theo dõi sức khỏe đã huy động được 100 triệu USD trên Indegogo chỉ sau 10 tiếng đồng hồ.

Một số các website giúp huy động vốn cộng đồng nổi tiếng trên thế giới là Kickstarter (lấy phí 5% tổng số tiền huy động, nền tảng này đã giúp các startup huy động vốn cho 156.000 dự án trên toàn thế giới với tổng số vốn hoảng 4,1 tỷ USD), Indiegogo (phí 5%), Petreon (phí 5%), Crowdfunder (Shopify App), GoFundMe (miễn phí), Fundable (179$/tháng), Crowdcube (7%), Crowdfunder (299$/tháng)…

Theo Boxme, khi một dự án được đưa lên Kickstarter để kêu gọi vốn, dự án bắt buộc phải xác định mức vốn đầu tư cần có và thời gian thực hiện chiến dịch gọi vốn cho dự án. Khoảng thời gian từ khi bắt đầu đến kết thúc dự án (khoảng 30 – 40 ngày), số tiền nhận được phải bằng hoặc lớn hơn mức vốn đặt ra ban đầu. Để nhận được tiền đầu tư trên Kickstarter, người gọi vốn sẽ làm mọi cách để nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư cộng đồng, bằng cách trình bày ý tưởng qua đoạn văn bản hoặc video ngắn thật chỉn chu để thuyết phục nhà đầu tư và tận dụng tối đa mạng xã hội (social media) để thu hút cộng đồng.

Theo đó, chủ dự án sẽ phải đặt ra nhiều gói phần thưởng và ưu đãi khác nhau, tương ứng với số vốn của nhà đầu tư. Trong suốt thời gian kêu gọi vốn, chủ dự án có thể nhận ý kiến phản hồi của cộng đồng, thay đổi chi tiết dự án và các phần thưởng cho nhà đầu tư. Ngược lại, nhà đầu tư cũng có thể tăng mức vốn để nhận ưu đãi nhiều hơn và tham gia trực tiếp vào việc phát triển dự án.

dao chi anh goi von cong dong nhung nguoi ung ho se nhan lai duoc gi
Đào Chi Anh gọi vốn cộng đồng: Những người ủng hộ sẽ nhận lại được gì?. Ảnh: Nguồn Internet

Thông thường, khi kêu gọi góp vốn cộng đồng cho các ý tưởng startup, các nhà sáng lập (founder) sẽ phải ghi rõ các cam kết sau khi nhận được vốn. Ví dụ: cơ hội được dùng các sản phẩm mới đầu tiên, cơ hội được đặt hàng trước một sản phẩm và có tiếng nói trong việc phát triển sản phẩm đó, một phần thưởng độc quyền như được giảm giá hay có cơ hội được tham gia vào nhóm sáng lập hoặc được mua cổ phần khi lập công ty…

Hiện tại, Đào Chi Anh vẫn đang mơ hồ trong việc công khai quyền lợi của những người ủng hộ và cho biết "đang trong quá trình xây dựng quy chế và sẽ công khai trên trang gofundme". Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng, khi huy động vốn cộng đồng các dự án đều phải có kế hoạch đầy đủ, timeline triển khai, cập nhật tiến độ triển khai, trả lời các câu hỏi hay gặp của người góp tiền, người góp số lượng tiền khác nhau cụ thể sẽ nhận lại gì.

Theo chia sẻ của bạn L.C, trước đây, bạn cũng từng là một fan khá "cuồng" của The KAfe, từng chen chúc xếp hàng để được check in ở những cơ sở đầu tiên tại Hà Nội. Thế nhưng, cũng theo L.C, càng về sau, chất lượng của The KAfe ngày càng đi xuống, mà theo cô bạn này thì "có một điều rất rõ ràng đó là so với mốc khởi điểm thì The KAfe khi đóng cửa có chất lượng quá tệ so với mức giá". Cùng với những lùm xùm xảy ra khi đó, The KAfe dù đóng cửa nhưng cũng không có quá nhiều người tỏ ra tiếc nuối.

Nói về chuyện gọi vốn của cựu CEO Đào Chi Anh nhằm đưa The KAfe trở lại, L.C cũng đưa ra những ý kiến của mình: "Đến khi chị kêu gọi cộng đồng góp vốn để mở lại KAfe mà theo lời chị là một không gian chung cho giới trẻ abc xyz hoa mỹ gì đó thì mình thật sự phẫn nộ".

Theo L.C, việc kêu gọi này không hợp lý ở 3 điểm: (1) Thất bại trong kinh doanh là lỗi của người kinh doanh, nên không thể có chuyện cộng đồng trả tiền để sữa lỗi này, (2) Những người góp vốn này được xem như cổ đông nên đáng ra cũng cần phải được chia lãi khi kinh doanh, (3) Lời kêu gọi với "mục đích vì cộng đồng giới trẻ" không hề hợp lý.

Chia sẻ của L.C nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của cộng đồng mạng.

Hoài Sơn