Cổ phiếu lớn hút tiền, VN-Index có phiên tăng thứ 3 liên tiếp

Cập nhật: 17:07 | 03/07/2024 Theo dõi KTCK trên

Thị trường mở phiên chiều với lực mua mạnh kéo VN-Index tăng vọt trên mốc tham chiếu. Thanh khoản được cải thiện mạnh và tiếp tục đổ bộ FPT. Đáng chú ý nhóm hóa chất hút dòng tiền với DGC và DCM tăng điểm tích cực.

Đóng cửa phiên hôm nay (3/7), VN-Index tăng tốt 7,06 điểm (+0,56%), lên 1.276,85 điểm với 242 mã tăng và 161 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 589 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt hơn 15,5 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ so với phiên hôm qua.

Điểm sáng trong phiên chiều đến từ các bluechips giúp VN-Index kết phiên tăng hơn 7 điểm, nối dài chuỗi tăng điểm sang phiên thứ 3 liên tiếp.

Nhóm VN30 ghi nhận 20 mã tăng, 6 mã giảm, VN30-Index tăng hơn 9 điểm. Đóng góp đáng kể cho phiên giao dịch này đến từ trụ cột như BID, FPT, TCB, VCB, LPB, POW, HDB, MBB, ACB. Chiều ngược lại, VIC, VRE, MWG là những cổ phiếu cản đà tăng.

Trong ngày hôm nay, dòng tiền cá mập đẩy mạnh thanh khoản với nhiều giao dịch lớn so với phiên trước đó, phân bổ nhiều tại nhóm thép và hóa chất.

Top 10 cổ phiếu ghi nhận giá trị giao dịch lớn nhất lần lượt là FPT, VRE, HPG, MWG, VPB, DGC, DCM, HDB, HSG, POW. Trong phiên giao dịch, các cổ phiếu trên đều xuất hiện nhiều lệnh bán và mua lớn. Cụ thể:

Cổ phiếu lớn hút tiền, VN-Index có phiên tăng thứ 3 liên tiếp

FPT: Dòng tiền cá mập tiếp tục tìm đến FPT với tổng giá trị giao dịch đạt 1.005 tỷ đồng, tương ứng thanh khoản đạt 7,6 triệu đơn vị. Trong phiên giao dịch, FPT xuất hiện nhiều lệnh mua và bán giao động từ 5.000 – 20.000 cổ phiếu/lệnh. Kết phiên, giá cổ phiếu FPT tăng 2,34% lên 131.000 đồng/cp. Kết thúc phiên hôm nay, khối lượng mua chủ động được đánh giá chiếm ưu thế hơn với tỷ lệ mua/bán là 5/3 triệu đơn vị.

Trên thị trường, nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin tiếp tục ghi nhận tăng trưởng mạnh với mức tăng 10,18% trong tháng 6 và tăng 53,63% so với cuối năm 2023. Đứng đầu trong nhóm cổ phiếu công nghệ phải kể đến FPT, khi mã này đã có mức tăng hơn 55% trong nửa đầu năm nay. Thậm chí, có giai đoạn VN-Index biến động mạnh, giá cổ phiếu FPT vẫn duy trì được đà tăng tích cực. Đây cũng là mã cổ phiếu được các quỹ ngoại săn đón và nắm giữ với khối lượng lớn. Nhờ đó, giá trị vốn hóa của FPT tại ngày 30/6/2024 đạt hơn 190.588 tỷ đồng, chỉ đứng sau cổ phiếu VCB và BID trên sàn HOSE.

VRE: Tổng giá trị giao dịch của VRE trong phiên hôm nay đạt 721 tỷ đồng với thanh khoản giao dịch đạt 34 triệu cổ phiếu. Chốt phiên thị giá VRE giảm 1,84% về 21.300 đồng/cp. Trong phiên giao dịch, VRE xuất hiện nhiều lệnh mua và bán với số lượng giao động trung bình từ 10.000 - 25.000 cổ phiếu. Kết thúc phiên hôm nay, giao dịch BÁN chủ động chiếm ưu thế với tỷ lệ mua/bán là 12/22 triệu đơn vị.

HPG: Tổng giá trị giao dịch của HPG trong ngày hôm nay đạt hơn 498 tỷ đồng với khối lượng giao dịch đạt 17 triệu cổ phiếu. Kết phiên, thị giá HPG tăng 0,17% lên 28.750 đồng/cp. Trong phiên giao dịch, dòng tiền cá mập tìm đến HPG với nhiều lệnh mua/bán số lượng giao động trung bình quanh 20.000 - 50.000 đơn vị. Đặc biệt về cuối phiên, xuất hiện nhiều lệnh gom mua HPG số lượng lớn từ 100.000 – 500.000 đơn vị/lệnh. Kết phiên, phe MUA chiếm ưu thế hơn tại HPG với tỷ lệ mua/bán là 9/8 triệu đơn vị.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Yuanta Việt Nam đánh giá sẽ không có sự đột biến trong bức tranh kinh doanh năm 2024 của Hòa Phát. Trên thị trường chứng khoán, những câu chuyện luôn là yếu tố quan trọng thúc đẩy niềm tin và là cơ sở cho nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư. Ở HPG hiện tại, chủ yếu chỉ là những câu chuyện cũ, ngoại trừ vụ kiện chống bán phá đối với thép HRC Trung Quốc, nếu được Bộ Công Thương chấp nhận sẽ tác động tích cực lên giá bán HRC trong nước, đồng nghĩa sẽ tác động tích cực tới giá cổ phiếu của ngành thép, bao gồm HPG.

Yuanta Việt Nam cho rằng mức giá hợp lý của cổ phiếu HPG là 31.000 đồng/cp, dựa trên P/E và P/B dự phóng lần lượt 18,7 lần và 18 lần, ước tăng không đáng kể so với thị giá hiện tại.

MWG: 488 tỷ đồng là tổng giá trị giao dịch của MWG trong ngày hôm nay. Kết phiên, thị giá MWG giảm 0,7% về 65.500 đồng/cp với 7,4 triệu cổ phiếu sang tay. Trong phiên giao dịch, MWG xuất hiện lượng mua và lượng bán liên tục với thanh khoản từ 30.000 – 50.000 đơn vị/ lệnh. Kết phiên giao dịch, hai chiều BÁN chủ động đang chiếm ưu thế với tỷ lệ mua/bán là 3/4 triệu đơn vị.

Theo Chứng khoán Agribank, MWG có tình hình kinh doanh khởi sắc trong 5 tháng đầu năm. Chuỗi Bách Hóa Xanh tiếp tục là điểm sáng cho doanh thu toàn công ty. Mặt khác, Chuỗi điện máy Era Blue tại Indonesia có nhiều tiềm năng. Trong quý 1, chuỗi Era Blue đã có 55 cửa hàng bao gồm mô hình mini và supermini. Mặc dù ghi nhận mức lỗ 45 tỷ đồng trong quý I, ban lãnh đạo MWG dự kiến chuỗi này có thể sớm đạt điểm hòa vốn từ cuối năm 2024. Theo đó, thị giá MWG có thể chạm mốc 75.000 đồng/cp và tăng đến 20,2%.

VPB: Tổng giá trị giao dịch của VPB trong ngày hôm nay đạt 382 tỷ đồng. Kết phiên giao dịch, thị giá VPB tăng 0,26% lên 19.000 đồng/cp, thanh khoản giao dịch của cổ phiếu đạt 20 triệu đơn vị. Trong phiên giao dịch, VPB xuất hiện nhiều lệnh mua/bán cổ phiếu với số lượng giao động từ 10.000 – 20.000 cổ phiếu/lệnh, đặc biệt có một vài lệnh đột biến lên tới hơn 100.000 đơn vị. Kết phiên hôm nay, chiều mua chiếm ưu thế hơn với tỷ lệ mua/bán là 12/8 triệu đơn vị.

DGC: Dòng tiền cá mập tìm đến DGC với tổng giá trị giao dịch đạt 352 tỷ đồng, thanh khoản cổ phiếu ghi nhận ở mức 2,8 triệu đơn vị. Kết phiên, giá cổ phiếu DGC tăng 1,2% lên 124.800 đồng/cp. Trong phiên giao dịch, DGC xuất hiện nhiều lệnh mua và bán giao động dưới 10.000 cổ phiếu. Kết phiên, chiều mua và bán được đánh giá nghiêng về bên mua với khối lượng mua chủ động đạt 1,7 triệu triệu đơn vị.

DCM: 298 tỷ đồng là tổng giá trị giao dịch của DCM trong ngày hôm nay. Kết phiên, thị giá DCM tăng 1,2% lên 37.500 đồng/cp với thanh khoản đạt 7,8 triệu cổ phiếu. Trong phiên giao dịch, DCM xuất hiện lượng mua và lượng bán liên tục với thanh khoản từ 10.000 – 20.000 đơn vị/ lệnh. Kết phiên giao dịch, chiều mua chủ động đang chiếm ưu thế với tỷ lệ mua/bán là 4,6/3,2 triệu đơn vị.

HDB: Tổng giá trị giao dịch của HDB hôm nay đạt 288 tỷ đồng. Kết phiên giao dịch, HDB tăng 1,6% lên 24.500 đồng/cp với thanh khoản giao dịch hơn 11,8 triệu cổ phiếu. Trong phiên giao dịch, HDB xuất hiện nhiều lệnh mua và bán với số lượng giao động từ 20.000 - 50.000 cổ phiếu. Đặc biệt trong phiên có nhiều lệnh mua và bán lớn lên tới hơn 100.000 đơn vị. Kết thúc phiên hôm nay, chiều MUA chủ động nhiêu hơn với tỷ lệ mua/bán là 7/5 triệu đơn vị.

HSG: Trong phiên hôm nay, dòng tiền cá mập tìm đến HSG với giá trị đạt 285 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng giao dịch đạt gần 11,4 triệu đơn vị. Kết phiên, giá cổ phiếu HSG tăng 0,2% lên 24.900 đồng/cp. Trong phiên giao dịch, HSG xuất hiện nhiều lệnh mua và bán lớn giao động từ 10.000 - 20.000 cổ phiếu. Hai chiều mua và bán tại HSG được đánh giá nghiêng về chiều BÁN với tổng khối lượng bán đạt 6,7 triệu đơn vị.

POW: Tổng giá trị giao dịch của POW trong phiên hôm nay đạt 272 tỷ đồng với thanh khoản giao dịch đạt hơn 18 triệu cổ phiếu. Trong phiên giao dịch, POW xuất hiện nhiều lệnh mua và bán với số lượng giao động trung bình từ 10.000 - 30.000 cổ phiếu. Đặc biệt trong phiên chiều, dòng tiền tích cực gom mua POW với nhiều lệnh từ vài chục tới hơn 100 nghìn đơn vị/lệnh. Kết thúc phiên hôm nay, phe mua chủ động được đánh giá đang chiếm ưu thế hơn phe bán với tỷ lệ mua/bán là 11/7 triệu đơn vị.

PV Power vừa tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Tại Hội nghị, PV Power ước tính tổng sản lượng điện trong 6 tháng đầu năm ước đạt 8.574 triệu kWh, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, hoàn thành 98% kế hoạch 6 tháng đầu năm được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) giao. Theo đó, doanh thu hợp nhất của PV Power trong 6 tháng đầu năm nay ước đạt 16.169 tỷ đồng, tương đương với cùng kỳ năm trước và đạt 97% kế hoạch 6 tháng đầu năm.

Điều gì khiến MFS - "gà cưng" nhà Mobifone tăng hơn 3 lần rồi quay đầu giảm mạnh?

Thị giá cổ phiếu MFS của MobiFone Service tăng nóng hơn 3 lần rồi quay đầu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra?

Cổ phiếu hóa chất, phân bón giữ dòng tiền, VN-Index vượt mốc 1.270 điểm

VN-Index dao động trong biên độ hẹp trong cả phiên sáng do thiếu vắng nhóm cổ phiếu dẫn dắt và xanh nhẹ trên mốc 1.270 ...

Nhóm vốn hóa lớn kéo thị trường chứng khoán, POW trở lại sau nhịp nghỉ ngắn

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày 3/7 chứng kiến cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn tiếp tục là động lực chính, VN-Index có ...

Anh Vũ

Tin liên quan