Cổ đông sáng lập hầu hết đã thoái vốn tại Asanzo?

Cập nhật: 09:05 | 25/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Vốn điều lệ Asanzo được giữ nguyên từ khi thành lập đến nay. Tuy nhiên, hầu hết cổ đông sáng lập đều đã thoái vốn và chỉ còn giữ lại tỷ lệ sở hữu rất thấp tại Asanzo. Năm 2018, Asanzo tiếp tục công bố số liệu doanh thu vượt ngưỡng 5.000 tỉ đồng, tăng trưởng 35%.    

co dong sang lap hau het da thoai von tai asanzo

Asanzo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng

co dong sang lap hau het da thoai von tai asanzo

Ông chủ Asanzo nói gì trước nghi án dính hàng tàu?

co dong sang lap hau het da thoai von tai asanzo

Shark Tam với dòng sản phẩm Asanzo giữa tâm bão

Chiến lược bán Smart TV giá rẻ tại nông thôn đem về cho Asanzo hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm

Sản phẩm kinh doanh chủ lực của Asanzo là Smart TV, công ty này tập trung khai thác thị trường nông thôn với chiến lược "bình dân hóa công nghệ" - tức là bán các sản phẩm tivi thông minh với giá rẻ.

Doanh thu vượt mức 5.000 tỉ đồng, 70% sản phẩm được bán tại nông thôn.

Thành lập từ năm 2013, Asanzo khởi đầu bằng việc buôn bán các sản phẩm điện gia dụng và hàng điện tử. Đầu năm 2016, công ty bắt đầu kinh doanh các sản phẩm điện lạnh (máy lạnh, quạt); đến tháng 8/2017, hãng bước chân vào lĩnh vực điện thoại thông minh (smart phone).

Nhưng nói đến Asanzo không thể không nhắc sản phẩm chủ lực Smart TV đang "làm mưa làm gió" trên thị trường. Theo thông tin tự giới thiệu, các sản phẩm tivi chiếm hơn 90% doanh số của Asanzo và đạt tốc độ tăng trưởng hơn 40% mỗi năm.

Năm 2017, doanh thu từ bán tivi của Asanzo đạt 4.200 tỉ đồng, vượt trội so với các lĩnh vực kinh doanh khác là điện lạnh 270 tỉ đồng và điện gia dụng 150 tỉ đồng.

Năm 2018, Asanzo tiếp tục công bố số liệu doanh thu vượt ngưỡng 5.000 tỉ đồng, tăng trưởng 35% so với năm trước.

Cũng theo nghiên cứu của hãng này, 70% sản phẩm Asanzo được bán tại thị trường nông thôn, nơi tập trung khoảng 70% dân số Việt Nam. Doanh số bán tivi cập nhật đạt gần 1 triệu chiếc một năm, với sản phẩm chủ lực là smart TV kích thước từ 32 – 40 inch.

Với chiến lược "bình dân hóa công nghệ" giúp nông dân có thể tiếp cận internet, Asanzo quảng bá rằng đã lựa chọn những công nghệ mới vào sản phẩm nhưng không tính phí để hạ giá thành.

co dong sang lap hau het da thoai von tai asanzo
Shark Tam - Người sáng lập Asanzo. Ảnh: Nguồn Internet

Vì sao tivi Asanzo "hút" người tiêu dùng nông thôn?

Yếu tố đầu tiên và có lẽ là quan trọng nhất chính là giá "mềm" so với nhiều thương hiệu khác, vừa với túi tiền của những khách hàng khu vực nông thôn.

Khảo sát nhanh của người viết đối với các sản phẩm smart TV 32 inch trên thị trường cho thấy, giá bán của Asanzo vào khoảng 4,5 – 4,8 triệu đồng/chiếc. Trong khi đó các thương hiệu ngoại khác như LG, Samsung hay Sony… giá bán từ 5,7 – 8 triệu đồng.

Điều này có nghĩa, sản phẩm cùng phân khúc của Asanzo có giá bán thấp hơn từ 1 – 2 triệu đồng so với các thương hiệu ngoại khác. Và đối với cuộc chơi trên thị trường nông thôn, giá bán gần như là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công.

Lợi thế thứ hai của Asanzo là một "thương hiệu Việt Nam" như những gì mà công ty này đã quảng bá, công nghệ Nhật Bản lâu nay vẫn đem đến sự tin cậy, đây là yếu tố quan trọng không kém đánh vào tâm lý tiêu dùng của người Việt.

Người sáng lập Phạm Văn Tam đã thoái gần hết vốn tại Tập đoàn Asanzo?

Vốn điều lệ Asanzo được giữ nguyên từ khi thành lập đến nay. Tuy nhiên, hầu hết cổ đông sáng lập đều đã thoái vốn và chỉ còn giữ lại tỷ lệ sở hữu rất thấp tại Asanzo.

Theo Cổng thông tin Quốc gia đăng ký doanh nghiệp, CTCP Tập đoàn Asanzo được thành lập vào tháng 10/2016 với vốn điều lệ 100 tỉ đồng, đây là đơn vị kinh doanh chính của thương hiệu Asanzo.

Chủ đầu tư lớn nhất của Tập đoàn Asanzo khi đó là ông Phạm Văn Tam, góp vốn 90 tỉ đồng (tương đương tỷ lệ sở hữu 90%). 10% vốn còn lại chia đều cho 5 chủ đầu tư khác, gồm hai tổ chức CTCP Điện tử Asanzo Việt Nam và Công ty TNHH Truyền thông Asanzo; ba cá nhân gồm bà Phạm Thị The, ông Phạm Văn Toản và ông Phạm Xuân Tình.

Hiện người đại diện theo pháp luật của CTCP Tập đoàn Asanzo là ông Phạm Xuân Tình.

Đáng chú ý, đến tháng 7/2017, ông Phạm Văn Tam giảm tỷ lệ sở hữu của mình tại Tập đoàn Asanzo từ 90% xuống còn 1%, tiếp sau đó các cổ đông tổ chức như CTCP Điện tử Asanzo Việt Nam và Công ty TNHH Truyền thông Asanzo cũng lần lượt thoái hết vốn.

Thời điểm hiện tại, nhóm cổ đông sáng lập chỉ còn sở hữu 7% Tập đoàn Asanzo, trên vốn điều lệ của công ty vẫn giữ nguyên 100 tỉ đồng.

Theo tìm hiểu của người viết, trên thị trường còn nhiều doanh nghiệp mang tên Asanzo khác có liên quan đến nhóm ông Phạm Văn Tam và những người đồng sáng lập.

Công ty CP Đầu tư Asanzo vốn điều lệ 5,9 tỉ đồng do Tập đoàn Asanzo sở hữu 90% kinh doanh các loại đồ điện gia dụng, đèn...

Công ty TNHH Điện lạnh Asanzo vốn điều lệ 2,9 tỉ đồng kinh doanh máy lọc nước, bình nóng lạnh...

Công ty CP Viễn thông Asanzo vốn điều lệ 5,9 tỉ đồng, Tập đoàn Asanzo sở hữu 90%, kinh doanh các loại đèn, đồ điện gia dụng...

Mới đây vào tháng 1/2019, Công ty CP Công nghệ cao Asanzo được thành lập với vốn điều lệ 300 tỉ đồng, đây là công ty do ông Phạm Văn Tam trực tiếp đứng tên.

Hoài Dương (Tổng hợp)

Tin liên quan