Các giấy tờ cần thiết để kinh doanh thực phẩm chức năng

Cập nhật: 11:43 | 28/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Độc giả hỏi: Hiện tôi đang làm trong ngành y và muốn kinh doanh thêm mảng thực phẩm chức năng. Tôi muốn hỏi các giấy tờ cần thiết để kinh doanh thực phẩm chức năng mới nhất và kinh doanh thực phẩm chức năng cần làm những thủ tục gì để đúng luật?  

cac giay to can thiet de kinh doanh thuc pham chuc nang Người mới bắt đầu kinh doanh quần áo cần những kỹ năng gì?
cac giay to can thiet de kinh doanh thuc pham chuc nang Thu hồi 2 loại thực phẩm chức năng chứa chất cấm gây hại tim mạch
cac giay to can thiet de kinh doanh thuc pham chuc nang Công ty TNHH Tuệ Linh: Mập mờ thông tin sản phẩm?

Một số quy định của pháp luật về những giấy tờ cần thiết để kinh doanh thực phẩm chức năng hiện nay:

Thứ nhất: Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

Đầu tiên Doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng kí kinh doanh dưới hình thức công ty Cổ phần, công ty TNHH hoặc hộ kinh doanh cá thể… để có Giấy phép kinh doanh và trong giấy phép kinh doanh phải có ngành nghề kinh doanh là thực phẩm chức năng (Trích đúng mã ngành ghề cấp 4 trong hệ thống mã ngành ghề kinh tế Việt Nam). Khi có giấy phép kinh doanh rồi thì mới là điều kiện cần nên muốn kinh doanh cần có điều kiện đủ là một số giây phép con thì mới đủ điều kiện để kinh doanh.

Thứ hai: Giấy chứng nhận cơ sở đủ an toàn vệ sinh thực phẩm

Bên cạnh đó Doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định pháp luật. Đây là loại giấy tờ bắt buộc phải có của Doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất ngành thực phẩm nói chung và thực phẩm chức năng nói riêng. Để cơ quan nhà nước kiểm tra xem xét cũng như cơ sở đó đủ điều kiện để sản xuất kinh doanh.

– Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ an toàn vệ sinh thực phẩm phải đáp ứng được những điều kiện quy định tại Điều 28, Nghị định 15/2018NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm quy định như sau:

+ Xây dựng và duy trì được hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng để kiểm soát được quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm làm sao cho mọi sản phẩm do cơ sở sản xuất đạt chất lượng, an toàn với người sử dụng lao động như tiêu chuẩn đã công bố.

+ Nhân viên phải có trình độ chuyên môn, Trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng phải là nhân sự chính thức, làm việc toàn thời gian cho cơ sở và độc lập với nhau còn người phụ trách chuyên môn của cở sở phải có trình độ chuyên môn đại học trở lên và thuộc chuyên ngành Y, Dược, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Công nghệ thực phẩm ….Tuy nhiên phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này (tức là đã tham gia vào các công việc thuộc lĩnh vực chuyên ngành của mình ít nhất 03 năm trở lên và được cơ sở, đơn vị đó xác nhận).

+ Cơ sở được thiết kế, lắp đặt phù hợp với mục đích sử dụng, dễ vệ sinh, tránh gây nhầm lẫn, bụi bẩn, ô nhiễm… gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

+ Hồ sơ, tài liệu phải được lưu đầy đủ, hoạt động sản xuất phải làm theo đúng quy trình nghiêm ngặt, ghi chép đầy đủ kết quả quy trình thực hiện.

+ Trong cơ sở phải có bộ phận kiểm soát chất lượng, sản phẩm phải ổn định, sản phẩm phải được thử nghiệm trước khi xuất ra thị trường.

Hồ sơ gồm:

– Phải có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điêu kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu theo quy định pháp luật.

– Sơ đồ các khu vực sản xuất và dây chuyền sản xuất.

– Danh mục các thiết bị được sử dụng trong cơ sở sản xuất nhằm kiểm tra những thiết bị đó đảm bảo cho hoạt động sản xuất hay không.

Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm chi trả phí thẩm định hồ sơ theo quy định pháp luật.

Thứ ba: Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

+) Ngoài ra sản phẩm chức năng đó phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.

Để được xem xét sản phẩm chức năng đó đảm bảo an toàn thực phẩm và được cấp giấy xác nhận thì gới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các loại kim loại nặng và những chất có thể gây hại cho sức khỏe cho con người phải trong ngưỡng an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn mà pháp luật quy định.

Ngoài ra còn phải đáp ứng được chất sử dụng phụ gia thực phẩm, hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, bao gói và ghi nhãn mác thực phẩm, quy định bảo quản thực phẩm.

Bên cạnh đó nếu là sản phẩm mới đưa ra thị trường thì phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm

+) Trường hợp Doanh nghiệp muốn kinh doanh thực phẩm chức năng nhập khẩu thì sản phẩm đó phải là đã được kiểm tra tại cơ quan Bộ y tế và các cơ quan hữu quan thì mới được lưu thông.

Minh Dương