Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: “Sẽ giải ngân khoảng 42% gói phục hồi kinh tế trong năm 2022”

Cập nhật: 00:07 | 09/01/2022 Theo dõi KTCK trên

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thông tin, năm 2022 sẽ thực hiện và giải ngân khoảng 42% tổng số vốn của gói phục hồi kinh tế, phần còn lại sẽ thực hiện và giải ngân trong năm 2023.

5912-ttxvn-nguyen-chi-dung-1
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. (Ảnh: TTXVN)

Chiều 7/1/2022, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thay mặt Chính phủ giải trình một số vấn đề liên quan đến chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Liên quan đến nguồn vốn của gói phục hồi kinh tế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, Chính phủ thực hiện nghiêm túc và đầy đủ việc triển khai tiết kiệm các khoản chi từ ngân sách nhà nước, phấn đấu tăng thu và thông qua đẩy mạnh lộ trình cải cách thuế, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước... sau đó mới đến huy động các nguồn vốn vay từ trái phiếu Chính phủ trong nước, rồi mới đến vay ODA và từ các tay tài trợ nước ngoài.

“Việc đề xuất quy mô tổng thể và phương thức, lộ trình huy động, giải ngân các nguồn vốn cho từng năm đã được Chính phủ tính toán trên quan điểm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và cơ bản đáp ứng được yêu cầu”, ông Dũng nhấn mạnh.

Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin, năm 2022 sẽ thực hiện và giải ngân khoảng 42% tổng số vốn của chương trình, phần còn lại sẽ thực hiện và giải ngân trong năm 2023.

Trước những lo ngại về việc chạy theo thành tích trong quá trình giải ngân, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc sử dụng thực hiện nguồn vốn trong gói phục hồi kinh tế phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, nhất là đối với chính sách tài khóa, ngoài ra phải đáp ứng được các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ của chương trình.

Bộ trưởng cho hay: “Phải vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa phục vụ nhu cầu tăng trưởng, phát triển bền vững lâu dài, thúc đẩy cả cung và cầu của nền kinh tế, chính sách tập trung vào các ngành, lĩnh vực cần thiết trước mắt để đảm bảo nâng cao năng lực phòng…”

Ngoài ra, việc phân bổ nguồn vốn cũng bảo đảm hài hòa giữa các vùng miền, tạo động lực mới cho phát triển, đảm bảo công bằng nhưng không cào bằng, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư, ưu tiên ngành, lĩnh vực có tính lan tỏa. Nhìn chung, chính sách đã được chuẩn bị nghiêm túc, bảo đảm thiết thực, có hiệu quả đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Liên quan đến vấn đề kiểm soát rủi ro và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ đã nhận diện và chuẩn bị các giải pháp để kiểm soát rủi ro có thể xảy ra, nhất là về áp lực lạm phát gia tăng trong năm 2022 và 2023.

Theo đó, Chính phủ sẽ theo dõi chặt chẽ, thường xuyên diễn biến tình hình giá cả trong nước và thế giới để kịp thời có phản ứng, chính sách phù hợp để kiểm soát lạm phát, để nâng cao tính công khai, minh bạch và chống tiêu cực, tham nhũng, xin cho, lợi ích nhóm, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm toán, thanh tra, nhất là trước, trong quá trình xây dựng công trình.

“Chính phủ sẽ đề nghị Kiểm toán nhà nước và yêu cầu các cơ quan liên quan tham gia vào cuộc ngay từ đầu việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù, nhất là các cơ chế chỉ định thầu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để bảo đảm năng suất, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý”, ông Dũng nhấn mạnh.

Trước đó, Quốc hội đã dành thời gian để thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về gói chính tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát kinh tế.

Theo tờ trình của Chính phủ, gói chính sách hỗ trợ này có tổng giá trị gần 350.000 tỷ đồng, trong đó quy mô chính sách tài khóa là 291.000 tỷ đồng. Chính phủ dự kiến bội chi ngân sách nhà nước so với GDP bình quân năm 2022 - 2023 sẽ tăng thêm khoảng 1,2% GDP mỗi năm, nợ công đến cuối năm 2025 khoảng 49-50% GDP và nợ chính phủ 45-46% GDP.

Phát động ‘Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam- Lào, Lào-Việt Nam 2022’

Sáng ngày 8/1, tại trụ sở Chính phủ, thay mặt lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính ...

Phải có chính sách khuyến khích thu và tiêu chí phân bổ ngân sách công bằng, minh bạch

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tài chính-ngân sách, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu ...

Hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong bối cảnh "khó khăn chồng chất khó khăn"

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trong bối cảnh khó khăn chồng chất khó khăn của năm 2021, Chính phủ, chính quyền các ...

Hồng Giang

Tin cũ hơn
Xem thêm