Bản tin tài chính ngân hàng ngày 26/11: Tín dụng đen “bủa vây” những tháng cuối năm

Cập nhật: 09:48 | 26/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bản tin tài chính ngân hàng ngày 26/11/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những nội dung chính sau đây: ACB được chấp thuận mở thêm 5 chi nhánh mới, Tín dụng đen “bủa vây” những tháng cuối năm,…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 2611 tin dung den bua vay nhung thang cuoi nam

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 25/11: Lộ trình siết chặt hoạt động cho vay tiêu dùng

ban tin tai chinh ngan hang ngay 2611 tin dung den bua vay nhung thang cuoi nam

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 22/11: Nhiều ngân hàng vẫn 'khát' nhân sự

ban tin tai chinh ngan hang ngay 2611 tin dung den bua vay nhung thang cuoi nam

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 21/11: Moody's cảnh báo các công ty Hàn Quốc đang đầu tư và M&A quá mức

Thêm diễn biến mới ở Eximbank

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank – EIB) vừa công bố thông tin về việc tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2019.

Cụ thể, ngân hàng sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 12/12/2019. Cuộc họp bất thường dự kiến diễn ra ngày 5/3/2020.

Nội dung chính của cuộc họp là để bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT vào nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Theo Eximbank, ngân hàng sẽ gửi thông báo cho cổ đông về việc ứng cử, đề cử nhân sự dự kiến được bầu bổ sung làm thành viên HĐQT vào ngày 21/12/2019. Ngân hàng sẽ nhận hồ sơ của cổ đông/ nhóm cổ đông về việc ứng cử, đề cử từ ngày 30/12/2019 đến ngày 13/1/2020.

Dự kiến, ngày 18/2/2020, Eximbank sẽ trình hồ sơ cho NHNN xem xét chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự được bầu bổ sung làm thành viên HĐQT ngân hàng trước khi tiến hành bầu tại ĐHĐCĐ bất thường.

Tại cuộc họp, ngân hàng cũng sẽ công bố kiến nghị của nhóm cổ đông ngày 19/9 về việc bầu bổ sung này. Đồng thời, Eximbank cũng báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2018, kế hoạch năm 2019, và một số nội dung khác còn dang dở tại 2 lần tổ chức ĐHĐCĐ 2019 bất thành trước đó.

Trước đó, Eximbank cho biết sẽ chốt danh sách cổ đông ngày 10/3/2020 để tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 2611 tin dung den bua vay nhung thang cuoi nam
Ảnh minh họa

ACB được chấp thuận mở thêm 5 chi nhánh mới

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận đề nghị thành lập 5 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB – Mã: ACB).

Cụ thể, ACB được chấp thuận thành lập các chi nhánh sau:

Chi nhánh Hoàng Cầu (trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch Hoàng Cầu) tại địa chỉ: Số 87 phố Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Chi Nhánh Định Công (trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch Định Công) tại địa chỉ: Lô 25 Trung tâm thương mại Định Công, khu đô thị Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Chi nhánh Phú Quốc (trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch Phú Quốc) tại địa chỉ: Số 118 đường Nguyễn Trung Trực, khu phố 8, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Chi nhánh VSIP2 - Bình Dương tại địa chỉ: số 20A1 đường Tạo Lực 5, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II (VSIPII), Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Chi nhánh Thái Bình tại địa chỉ: Số 134 Minh Khai, phương Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Quyết định của NHNN nêu rõ, ACB chỉ được khai trương hoạt động của các chi nhánh Hoàng Cầu, Định Công và Phú Quốc sau khi đã hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động của các phòng giao dịch Hoàng Cầu, Định Công và Phú Quốc theo qui định của pháp luật.

Từ năm 2020, công ty tài chính không được nhắc nợ người thân, người không có nghĩa vụ trả nợ vay

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 18/2019/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2016 qui định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020.

Trong đó, Thông tư mới đã sửa đổi, bổ sung về hoạt động thu hồi nợ của các công ty tài chính tiêu dùng.

Cụ thể, biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phải các công ty tài chính phù hợp với đặc thù của khách hàng, qui định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 5 lần/1 ngày.

Hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ.

Thông tư cũng qui định rõ, công ty tài chính không được nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo qui định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.

Đáng chú ý, qui định mới yêu cầu công ty tài chính phải cung cấp cho khách hàng dự thảo hợp đồng cho vay tiêu dùng, giải thích chính xác, đầy đủ, trung thực các nội dung cơ bản tại hợp đồng cho vay tiêu dùng. Trong đó bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của khách hàng vay tiêu dùng, các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ, biện pháp xử lí trong trường hợp khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và có xác nhận của khách hàng để từ đó khách hàng xem xét, quyết định trước khi kí kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.

NHNN mạnh tay nới lỏng tiền tệ, bao giờ thị trường mới... "ngấm"?

Sau khi hạ đồng loạt các lãi suất điều hành vào tháng 9/2019 và bơm ròng liên tục 6 tuần vừa qua, việc hạ trần lãi suất huy động và cho vay từ ngày 19/11/2019 đã thể hiện rõ hơn chủ trương điều hành nới lỏng của NHNN. Cụ thể, lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND của các NHTM với không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,8%/năm và từ 1 đến dưới 6 tháng là 5%/năm (mức cũ là 1%/năm và 5,5%/năm); Lãi suất cho vay ngắn hạn VND của các NHTM với 5 lĩnh vực ưu tiên là 6%/năm (mức cũ là 6,5%/năm).

Cùng với đó, NHNN đã chính thức ban hành thông tư số 22/2019/TT-NHNN thay thế thông tư 36/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, giới hạn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giảm dần trong vòng 3 năm tới, từ mức 40% hiện nay xuống 37% từ 01/10/2020; 34% từ 01/10/2021 và 30% từ 01/10/2022. Lộ trình này đã nới hơn với 3 bước giảm và thời hạn hiệu lực trễ hơn 3 tháng so với dự thảo ban đầu.

Ngoại trừ 4 NHTM nhà nước và một vài NHTM lớn, lãi suất huy động các kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng của hầu hết các NHTM trong những tháng gần đây đều đang ở mức 5,5%/năm nên khi trần lãi suất huy động giảm, một loạt các NHTM cũng điều chỉnh giảm lãi suất ở kỳ hạn này về mức 5%/năm. Tuy vậy, lãi suất huy động các kỳ hạn trên 6 tháng vẫn không có nhiều thay đổi, dao động từ 5,3 - 7,8%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và 6,4 - 8,1%/năm với kỳ hạn 12,13 tháng. Đối với lãi suất cho vay, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng đi đầu với quyết định giảm 0,5%/năm với toàn bộ các khoản vay bằng VND của doanh nghiệp.

Trên liên ngân hàng, lãi suất đã bất ngờ nóng lên đặc biệt trong 2 ngày cuối tuần. Lãi suất trên liên ngân hàng lên mức 3,76%/năm (+178 điểm cơ bản - bps) với kỳ hạn qua đêm, 3,84%/năm với kỳ hạn 1 tuần (+159bps).

Nguyên nhân khiến lãi suất tăng nóng, theo SSI Research, có thể là do nguồn cung của các NHTM lớn thu hẹp, nhu cầu dự trữ thanh khoản vào cuối tháng và dự phòng sụt giảm huy động kỳ hạn ngắn do giảm lãi suất trên thị trường 1. "Nhiều khả năng lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm sẽ vẫn ở mức trên 3%/năm trong tuần cuối tháng 11" - nhóm phân tích dự báo.

Tín dụng đen “bủa vây” những tháng cuối năm

Còn khoảng 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, thời điểm này, nhu cầu vay tiền mặt của người dân tăng rất cao, song không phải ai cũng dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Nắm bắt được tâm lý này, tín dụng đen đã “luồn lách”, thâm nhập vào mọi ngõ khách, khu phố để mời chào khách hàng. Vẫn với cách “tiếp thị” có từ nhiều năm nay như: thủ tục vay đơn giản, giải ngân ngay trong ngày hoặc sau vài giờ, lãi suất thấp… nhằm “hút” khách vay tiền.

Mặc dù lãi suất “cắt cổ” nhưng khách hàng của thị trường tín dụng đen vẫn không hề thiếu. Các đối tượng vay rất đa dạng, không chỉ có doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, tín dụng đen còn nhắm đến cả những người nghèo, công nhân, người có trình độ thấp... gặp khó khăn đột xuất về tài chính dịp cuối năm. Lượng tiền cần vay của những đối tượng này không lớn nhưng số lượng người vay lại khá nhiều. Do không tìm hiểu rõ về cách tính lãi suất nên dễ bị sập bẫy, phải trả lãi gấp nhiều lần tiền vay gốc.

Theo ước tính của các chuyên gia tài chính, quy mô tín dụng đen hiện chiếm từ 6 - 8% tổng dư nợ nền kinh tế, với số tiền từ 400.000 - 500.000 tỷ đồng. Trước sự bùng nổ của tín dụng đen, cơ quan chức năng đã mở nhiều đợt truy quét, tuy nhiên, hoạt động tín dụng đen vẫn diễn biến phức tạp, liên tục thay đổi cách thức hoạt động để qua mặt cơ quan chức năng.

Ngoài hình thức cho vay trực tiếp, tín dụng đen còn bùng nổ mạnh mẽ qua qua hình thức cho vay trực tuyến. Những công ty này đều đưa ra mức lãi suất “cắt cổ”, từ vài chục % đến vài trăm %.

Do đó, những đối tượng không vay được từ công ty tài chính, ngân hàng thương mại thì họ lên mạng vay online, vay tín dụng đen… Đây chính là mảnh đất “màu mỡ” cho tín dụng đen phát triển mạnh.

Thanh khoản hệ thống ngân hàng: Tín hiệu mới, kỳ vọng mới

Thị trường mở xuất hiện giao dịch đầu tiên, như một khởi đầu của mùa cao điểm cuối năm. Cụ thể, ở hoạt động đấu thầu cho vay qua kênh cầm cố trên thị trường mở (OMO), phiên 25/11 ghi nhận đã có thành viên đầu tiên tiếp cận nguồn hỗ trợ lớn từ Ngân hàng Nhà nước.

Giao dịch này có quy mô 4.000 tỷ đồng, kỳ hạn 7 ngày và lãi suất 4,5%/năm.

Như vậy, hướng hỗ trợ nguồn qua giao dịch trên là sự tiếp nối xu hướng thanh khoản hệ thống có dấu hiệu căng lên thể hiện trong tuần qua: lãi suất VND liên tiếp tăng mạnh và lên mức cao trên thị trường liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã ngừng hút bớt tiền về qua ngừng phát hành tín phiếu và bơm ròng khá mạnh trở lại.

Chỉ với giao dịch đầu tiên này, cũng như mới chỉ duy nhất 1 thành viên tiếp cận kênh hỗ trợ vốn qua OMO hôm nay, nên chưa thể nói trước xu hướng mở rộng. Tuy nhiên, với việc lãi suất VND qua đêm tăng gần gấp đôi chỉ sau một tuần, cùng hoạt động bơm ròng khá lớn của Ngân hàng Nhà nước vừa qua cho thấy thanh khoản hệ thống không còn quá dồi dào như trước.

Một mặt, thị trường và hoạt động ngân hàng nói chung bắt đầu bước vào mùa cao điểm thanh toán, chi trả cuối năm, nhu cầu vốn tăng cao. Tại thời điểm này năm ngoái Ngân hàng Nhà nước đã phải hỗ trợ bằng cho vay bổ sung khoảng 60.000 tỷ đồng.

Lãi suất OMO từng được duy trì ở mức 5% kéo dài trong 5 năm giai đoạn trước. Đến tháng 1/2018 Ngân hàng Nhà nước mới lần đầu tiên giảm xuống 4,75%/năm, và lần tiếp theo vào 16/9 vừa qua xuống 4,5%/năm.

Đây được xem là một lãi suất chốt chặn trên thị trường liên ngân hàng. Vì khi các ngân hàng khó vay vốn bù đắp thanh khoản ở liên ngân hàng mà khiến lãi suất tăng cao, họ có thể tìm đến Ngân hàng Nhà nước vay với mức 4,5%/năm như hiện nay để chủ động chi phí.

Với đợt giảm lãi suất OMO hồi tháng 9 vừa qua, giá trị giúp giảm thiểu chi phí đối với các ngân hàng khi tiếp cận kênh này bắt đầu thể hiện, nhất là khi bắt đầu phát sinh giao dịch và bước vào mùa cao điểm cuối năm.

Thu Hoài