Lợi nhuận ngân hàng tăng nhờ bán nợ xấu

Cập nhật: 14:00 | 27/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Thống kê sơ bộ cho thấy 9 tháng đầu năm 2018, 26 ngân hàng (NH) có tổng lợi nhuận hơn 67.000 tỉ đồng, trong đó 15 NH lãi hàng ngàn tỉ đồng, hoàn thành 70% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. Một số NH lãi chỉ 200 - 300 tỉ đồng nhưng lại đạt 90% chỉ tiêu lợi nhuận, trong đó từ việc xử lý nợ xấu chiếm 15% - 30%.  

loi nhuan ngan hang tang nho ban no xau Lợi nhuận hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng trưởng hơn trong năm 2018
loi nhuan ngan hang tang nho ban no xau Lợi nhuận ngân hàng Việt "gồng mình leo dốc"
loi nhuan ngan hang tang nho ban no xau Lợi nhuận ngân hàng chủ yếu đến từ nguồn nào?

Một lãnh đạo Phòng Xử lý nợ NH TMCP Sài Gòn (SCB) cho hay, từ đầu năm 2018 đến nay đã bán được khoảng 20 tài sản thế chấp nợ xấu, thu về số tiền rất lớn.

loi nhuan ngan hang tang nho ban no xau
Ảnh: Nguồn Internet

Trong khi đó, đại diện Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản AMC - Eximbank (đơn vị trực thuộc NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank) tiết lộ trong 6 tháng đầu năm 2018, công ty đã bán được 6 BĐS là tài sản thế chấp nợ xấu, thu về khoảng 100 tỉ đồng, đóng góp gần 10% trong hơn 1.130 tỉ đồng lợi nhuận 9 tháng năm 2018 của Eximbank.

Theo báo cáo của Eximbank, 9 tháng năm 2018, NH đã giảm mạnh 34% chi phí dự phòng rủi ro so với cùng kỳ, còn 322 tỉ đồng. Do nhiều khoản nợ xấu đã trích lập đủ dự phòng rủi do, chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt hơn nên nợ xấu không tăng giúp cho NH giảm được chi phí, tăng thêm lợi nhuận.

Một vị lãnh đạo của Eximbank đánh giá, nhờ bán được nhiều tài sản thế chấp, lợi nhuận từ xử lý nợ xấu của không ít NH chiếm đến 20% - 30% tổng lợi nhuận.

Theo TS Nguyễn Văn Thuận (Trường ĐH Tài chính - Marketing), với việc dùng lợi nhuận của nhiều năm trước để trích lập dự phòng 100% nợ xấu, NH phải hạn chế hoặc không chia cổ tức vì lợi nhuận bị bào mòn, làm buồn lòng các cổ đông; nguồn thu ngân sách cũng kém đi, lương - thưởng của nhân viên thì bèo bọt.

Hoài Dương