Hành vi đe dọa chiếm đoạt tài sản phạm tội gì?

Cập nhật: 15:21 | 09/01/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Độc giả hỏi: Nhà tôi có người quen từ trước đến nay thường xuyên cờ bạc dẫn đến nợ nần, nhiều lần lừa đảo, đe dọa và trộm cắp tài sản của người trong gia đình. Vậy hành vi như vậy có đủ khởi tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa? Liệu người khác trong gia đình có quyền kiện không ạ ? Xin cảm ơn.

hanh vi de doa chiem doat tai san pham toi gi Truy tố nguyên Tổng Giám đốc Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro
hanh vi de doa chiem doat tai san pham toi gi Lừa đảo chiếm đoạt 500 triệu đồng bị đi tù bao nhiêu năm?
hanh vi de doa chiem doat tai san pham toi gi Giả mạo chữ ký để chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?

Trả lời:

Căn cứ Điều 135 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tội cưỡng đoạt tài sản:

"1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

hanh vi de doa chiem doat tai san pham toi gi
Hình minh họa.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".

Người quen của bạn có hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn uy hiếp tinh thần người nhà bạn nhằm chiếm đoạt tài sản, với hành vi này gia đình có thể tố cáo đến cơ quan công an để yêu cầu giải quyết, hành vi của người này có thể bị truy cứu TNHS về Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 nêu trên. Ngoài ra, đối với hành vi trộm cắp vàng của gia đình cũng có thể cấu thành tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 BLHS: "1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm".

Minh Dương