ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 SCB: "Kế hoạch tăng vốn dự kiến ở mức 273 tỷ đồng"

Cập nhật: 11:21 | 17/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Vừa qua, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2019 nhằm thông qua kế hoạch tăng vốn và bầu bổ sung 2 thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT), 2 thành viên Ban kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2017 - 2022.  

dhdcd thuong nien nam 2019 scb ke hoach tang von du kien o muc 273 ty dong Lợi nhuận của SCB tăng 45% trong năm 2018
dhdcd thuong nien nam 2019 scb ke hoach tang von du kien o muc 273 ty dong Lãi suất ngân hàng SCB tháng 4/2019 mới nhất
dhdcd thuong nien nam 2019 scb ke hoach tang von du kien o muc 273 ty dong Lãi dự thu và trái phiếu VAMC của SCB tiếp tục tăng cao

Bầu bổ sung hai thành viên Hội đồng Quản trị

Hai nữ Phó Tổng Giám đốc sinh năm 1984 vừa trúng cử vào HĐQT Ngân hàng SCB nhiệm kỳ 2017 - 2022 tại ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2018 là Bà Mai Thị Thanh Thủy - trình độ Thạc sĩ kinh tế ĐH Kinh tế TP. HCM. Bà tham gia công tác tại SCB từ tháng 3/2008, trải qua các chức vụ như Phó Phòng Đầu tư, Giám đốc Phòng Đầu tư, Trợ lý Tổng Giám đốc, chánh văn phòng Ban đièu hành kiêm Trợ lý Tổng Giám đốc. Từ tháng 3/2019 đến nay bà làm Phó Tổng Giám đốc SCB.

Bà Nguyễn Thị Phương Hồng - trình độ Thạc sĩ tài chính ngân hàng ĐH Kinh tế TP. HCM. Bà gia nhập SCB từ tháng 1/2007 với vị trí nhân viên phòng quản lý tín dụng, Trưởng phòng tín dụng chi nhánh Cần Thơ. Tháng 7/2011 – 12/2011, bà làm Trưởng phòng kinh doanh Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Đệ Nhất. Tháng 1/2012 – 8/2018, bà làm tại SCB với các chức vụ như Trưởng phòng Kinh doanh Sở Giao dịch, Phó Giám đốc Sở Giao dịch, Phó Giám đốc chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn. Từ tháng 9/2018 – nay bà giữ chức Phó Tổng Giám đốc SCB.

Bầu bổ sung hai thành viên Hội đồng Quản trị thay cho Ông Chiêm Minh Dũng và Ông Tạ Chiêu Trung đã xin từ nhiệm. Được biết, ông Chiêm Minh Dũng vừa được bầu vào HĐQT SCB nhiệm kỳ 2017 – 2022 từ ĐHĐCĐ 2017. Ông tạ Chiêu Trung trúng cử vào HĐQT SCB từ mùa ĐHĐCĐ 2014. Trước khi vào HĐQT SCB, ông Trung từng giữ chức vụ Tổng giám đốc Đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú - Công ty sở hữu gần 183 triệu cổ phần, tương đương 12,8% vốn điều lệ của SCB tại ngày 31/12/2017.

dhdcd thuong nien nam 2019 scb ke hoach tang von du kien o muc 273 ty dong

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 SCB: “Kế hoạch tăng vốn dự kiến ở mức 273 tỷ đồng”.

Ảnh minh họa

Tại đại hội, cũng bầu bổ sung hai thành viên Ban kiểm soát là ông Lưu Quốc Thắng, ông Nguyễn Mạnh Hải thay cho bà Phạm Thu Phong và bà Võ Thị Mười đã xin từ nhiệm.

Ông Lưu Quốc Thắng - Cử nhân Kinh tế - Đại học Kinh tế T.P Hồ Chí Minh, Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Nam Columbia - Hoa Kỳ, Cử nhân Ngoại ngữ - Đại học Sư phạm Ngoại ngữ-Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Khối Quản lý rủi ro tại ngân hàng, Ông có 34 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại - sản xuất, tài chính ngân hàng; trong đó có 18 năm ở lĩnh vực ngân hàng. Ông từngđảm nhiệm các chức vụ như: Trưởng phòng Kinh doanh, Giám đốc Chi nhánh, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đệ Nhất. Ông Nguyễn Mạnh Hải - Cử nhân Quản trị Kinh doanh - Đại học Reading – Anh, Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh - IE Business School - Tây Ban Nha.

Bà Phạm Thu Phong (sinh năm 1972), trình độ cử nhân Tài chính Ngân hàng Đại học Ngân hàng TP. HCM. Bà Phạm Thu Phong có 23 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Bà từng đảm nhiệm các chức vụ như Phó Phòng Tín dụng, Phó Phòng TTXNK Ngân hàng Công Thương Bình Tân; Phó Phòng Kiểm soát nội bộ, Phó Trưởng kiểm toán nội bộ, Thành viên chuyên trách Ban Kiểm soát SCB. Bà Phạm Thu Phong đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban Kiểm soát SCB từ tháng 6/2012 đến tháng 4/2019.

Bà Võ Thị Mười (sinh năm 1961), trình độ cử nhân Tài chính Ngân hàng ĐH Ngân hàng TP.HCM. Bà Mười có 36 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kế toán, ngân hàng. Bà từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như Kế toán trưởng, Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa; Thành viên chuyên trách Ban Kiểm soát SCB nhiệm kỳ 2012 - 2017 và nhiệm kỳ 2017 - 2022 tính đến tháng 4/2019.

Năm 2018, trích lập 1.315 tỷ đồng cho trái phiếu VAMC

Với tỷ lệ 95% cổ đông có quyền biểu quyết tham dự, ĐHĐCĐ SCB đủ điều kiện tiến hành.

Ông Võ Tấn Hoàng Văn - Tổng giám đốc SCB báo cáo cổ đông kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 và kế hoạch năm 2019.

Theo đó, năm 2018, SCB đạt lợi nhuận trước thuế 229 tỷ đồng, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2017.

Tổng số dự phòng rủi ro tín dụng trích lập trong năm 2018 là 2.162 tỷ đồng, trong đó chi phí trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng và tài sản có khác là 847 tỷ đồng, chi phí trích lập dự phòng trái phiếu đặc biệt VAMC gần 1.315 tỷ đồng.

Thực hiện Nghị quyết dài 42/2017/QH14 về thí điểm xử ký nợ xấu, SCB tiếp tục bán nợ cho VAMC trong năm 2018. Tổng mệnh giá trái phiếu VAMC tính đến cuối năm 2018 mà SCB đang nắm giữ là 26.685 tỷ đồng và trong năm, SCB cũng đã thực hiện thoái thu để hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu là 938 tỷ đồng. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh doanh khiêm tốn năm qua.

Năm 2019, phát hành 500 triệu cổ phần tăng vốn

Theo ông Võ Tấn Hoàng Văn, năm 2019 là năm kết thúc quá trình tái cơ cấu lại theo Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2015 – 2019 đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt. SCB cũng sẽ thực hiện song song Đề án xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, cơ cấu lại danh mục tín dụng và cải thiện chất lượng nguồn thu.

Do đó, kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2019 dự kiến ở mức 273 tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm 2018.

Huy động vốn thị trường 1 dự kiến 473.338 tỷ đồng, tăng 13%. Cho vay khách hàng dự kiến ở mức 342.138 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2018.

Các chỉ số tài chính như tỷ lệ ROA và ROE đạt lần lượt 0,04% và 1,11%, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) đạt trên 9%.

Năm 2019, SCB cũng đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ từ 3.000 – 5.000 tỷ đồng bằng phương thức chào bán 500 triệu cổ phần riêng lẻ với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần cho cổ đông hiện hữu sở hữu từ 0,5% vốn điều lệ trở lên, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Như vậy, tổng giá trị dự kiến thu được từ đợt chào bán này khoảng 5.000 tỷ đồng. Thời gian dự kiến phát hành trong quý II/2019 hoặc quý III/2019 sau khi được ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Số vốn sau khi tăng thêm sẽ được tập trung đầu tư tài sản cố định, hiện đại hóa công nghệ thông tin và đầu tư xây dựng, bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

SCB cần hạn chế, tập trung quá nhiều vào đầu tư bất động sản

Theo ông Võ Văn Thuần - Phó Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát NHNN tại TP. HCM chia sẻ tại Đại hội về góc độ quản lý của NHNN, tình hình hoạt động của SCB có phát triển.

Tổng tài sản đến cuối năm 2018 là 518.000 tỷ đồng, so với 12 ngân hàng TMCP trên địa bàn thì SCB đứng đầu, huy động và cho vay cũng đứng thứ 1 và 2 trên địa bàn TP. HCM. Tuy nhiên kết quả kinh doanh còn khiêm tốn, lợi nhuận chỉ 229 tỷ đồng, đứng thứ 9/12, so với các ngân hàng có vốn Nhà nước.

Từ năm 2019 - 2025, SCB cũng được NHNN phê duyệt đề án tái cơ cấu về xử lý nợ xấu và cơ cấu lại hoạt động ngân hàng.

Những năm tiếp theo, NHNN đề ra kế hoạch phải có ít nhất 5 ngân hàng đứng đầu châu Á. Đây là một trong những điểm mà NHNN và Chính phủ rất quan tâm.

Cục thanh tra giám sát cũng lưu ý HĐQT SCB cần hạn chế, tập trung quá nhiều vào đầu tư bất động sản. Cần thẩm định, đánh giá đối tượng đầu tư bất động sản có tính khả thi, hiệu quả. Cần cân đối lại nguồn vốn và sử dụng vốn hợp lý, đầu tư trung dài hạn, ngắn hạn, cần có lộ trình rõ ràng để hoạt động có lãi.

Thứ hai là hạn chế đầu tư nhiều lĩnh vực rủi ro như mua trái phiếu doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản... kể cả thị trường chứng khoán.

Thứ ba là cần nghiêm túc thực hiện phương án tái cơ cấu của Ngân hàng đã được phê duyệt. SCB cần nghiêm túc thực hiện những cảnh báo của cơ quan Nhà nước, xem xét và xử lý nợ xấu quyết liệt, thực hiện Nghị quyết 1058 của Chính phủ và Thông tư 42, hạn chế mức thấp nhất để nợ xấu không phát sinh.

Thu Hoài