Vay tiền ngân hàng không trả phạm tội gì?

Cập nhật: 03:06 | 19/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Độc giả hỏi: Tôi có vay một khoản tiền 40 triệu đồng của ngân hàng nhưng vì nhiều lý do tôi mất khả năng trả nợ, ngân hàng đòi kiện (ra tòa hoặc cơ quan công an). Tôi rất lo sợ. Xin hỏi luật sư tôi phạm tội gì và mức phạt như thế nào? Xin cảm ơn!  

vay tien ngan hang khong tra co pham toi gi Người vay tiền cần tìm hiểu lãi suất để tránh 'cạm bẫy' tín dụng đen
vay tien ngan hang khong tra co pham toi gi Không có giấy vay tiền có khởi kiện đòi nợ được không?
vay tien ngan hang khong tra co pham toi gi Vay tiền qua ứng dụng - Trải nghiệm mới trên nền tảng công nghệ

Trả lời

Căn cứ Điều 474 Bộ luật dân sự 2005 (văn bản mới: Bộ luật dân sự năm 2015) về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

''1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

vay tien ngan hang khong tra co pham toi gi
Vay tiền không trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.''

Bộ luật dân sự 2005 có quy định hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Theo đó, bên vay phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay.

Như thông tin bạn cung cấp, bạn vay ngân hàng với số tiền 40 triệu đồng. Hiện nay bạn không có khả năng chi trả.

Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 (Văn bản mới: Bộ luật hình sự năm 2015) quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

''1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.''

Cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự gồm các yếu tố sau:

- Hành vi: bao gồm các giai đoạn:

+) Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác

+) Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.

- Hậu quả: người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, hoặc đã bỏ trốn, hoặc không còn khả năng trả lại tài sản.

Trong trường hợp này, bạn không nêu rõ nguyên nhân nào dẫn đến việc bạn không có khả năng trả nợ ngân hàng nên chưa thể xác định bạn có đủ cấu thành để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Nếu bạn sử dụng số tiền vay vào mục đích bất hợp pháp như chơi cờ bạc, lô đề hoặc có dấu hiệu bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.

Nếu bạn không có các hành vi trên thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, lúc này ngân hàng có quyền khởi kiện bạn tới Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản, nếu ngân hàng không đồng ý cho bạn thời hạn trả nợ thì ngân hàng có quyền yêu cầu Tòa án xác minh tài sản thuộc quyền sở hữu của bạn sau đó bán đấu giá thu hồi nợ cho ngân hàng.

Hùng Dũng