SCIC: Khởi động "mùa" thoái vốn quý III bằng các thương vụ nghìn tỷ

Cập nhật: 13:42 | 16/07/2020 Theo dõi KTCK trên

Ngay đầu quý III, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã thông báo bán vốn tại hàng loạt doanh nghiệp

Thoái vốn là gì? Các lý do doanh nghiệp thoái vốn

Mới nhất, SCIC đã thông bán bán đấu giá hơn 46 triệu cổ phiếu, tương đương 2,42% vốn Công ty FPT (HOSE: FPT). Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào 7/8.

Trước đó, doanh nghiệp này cũng thông báo thoái 132.200 cổ phần, chiếm 8,96% vốn Công ty Xuất khẩu Thủy sản Khánh Hòa (UpCOM: KSE) và hơn 482.856 triệu cổ phiếu, tương đương 2,54% vốn điều lệ CTCP Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn (HOSE: SMA). Phiên đấu giá cùng diễn ra vào ngày 22/7.

Với FPT, SCIC bán đấu giá theo hình thức cả lô, tức mỗi nhà đầu tư tham gia phải đăng ký mua toàn bộ số cổ phần chào bán. Do FPT đã hết room nước ngoài nên nhà đầu tư nước ngoài không thể tham gia đợt đấu giá.

Với giá khởi điểm 49.400 đồng/cổ phiếu, SCIC dự thu về tối thiểu 2.272 tỷ đồng. Cổ phiếu FPT trong vòng 1 tháng qua giao dịch quanh vùng giá 45.500 đồng/cổ phiếu đến 49.000 đồng/cổ phiếu, không chênh lệch nhiều so với giá khởi điểm SCIC đưa ra.

Tương tự với Thủy sản Khánh Hòa, mức giá khởi điểm được đưa ra là 32.200 đồng/cổ phiếu, cao hơn thị giá 30.900 đồng/cổ phiếu.

Theo đó, SCIC sẽ tiến hành bán vốn Thủy sản Khánh Hòa theo lô tối thiểu 200 cổ phần và không hạn chế người nước ngoài tham gia.

Đối với Công ty Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn, giá khởi điểm được SCIC đưa ra là 16.700 đồng/cổ phiếu, cao hơn 78% giá cổ phiếu SMA phiên 15/7 (9.390 đồng/cổ phiếu).

Được biết trong quý III này, ngoài các gương mặt kể trên, SCIC cũng sẽ tiến hành thương vụ bán vốn nghìn tỷ tại Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - Vocarimex (UpCOM: VOC) (thông tin được Bà Trần Thị Hồng Lĩnh – Thành viên HĐQT Vocarimex tiết lộ tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên Vocarimex).

Theo đó, SCIC dự kiến bán 36% vốn Vocarimex, tương đương 44,2 triệu cổ phiếu; giá khởi điểm chưa được tiết lộ.

Được biết trong năm 2020, SCIC lên kế hoạch doanh thu 6.916 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 4.839 tỷ đồng; lần lượt giảm 1,4% và tăng 11,2% so với thực hiện năm 2019.

Theo đó, danh sách thoái vốn theo kế hoạch năm 2020 gồm 85 đơn vị trong đó có các đơn vị nổi bật như Xuất nhập khẩu Sa Giang, Bảo Minh, Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, FPT, Bảo Việt, Nhiệt điện Quảng Ninh, Nhiệt điện Hải Phòng, Tổng Công ty Ligogi, Traphaco…

Trong nửa đầu năm, việc thực hiện thoái vốn của SCIC không thực sự khởi sắc khi nhiều phiên đấu giá không thể diễn ra do không có nhà đầu tư tham gia như phiên đấu giá bán trọn lô 9% vốn Nhiệt điện Hải Phòng, 6% vốn Công ty Dược Khoa, 45,72% vốn Công ty Đầu tư Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Hóa…

Vào đầu tháng 7, SCIC đã bán thành công lô gần 5 triệu cổ phần, chiếm 97,42% vốn Công ty Chăn nuôi Tiền Giang. Giá đấu thành công 20.600 đồng/cổ phiếu qua đó thu về tổng số tiền là 102 tỷ đồng.

Thoái toàn bộ vốn Nhà nước tại Sabeco

Thủ tướng vừa phê duyệt danh mục thoái vốn Nhà nước năm 2020. Trong đó, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát ...

Thị giá giảm sâu, Tập đoàn Hoàng Quân muốn thoái 8,2 triệu cổ phiếu HQC

KTCKVN - Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Quân vừa đăng kí bán 8,2 triệu của CTCP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ ...

SCIC lên kế hoạch thoái sạch vốn tại Thủy sản Khánh Hòa

KTCKVN - Thông tin công bố mới đây cho thấy, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) muốn bán toàn ...

Văn Thắng