Những sai lầm bố mẹ hay mắc khi dạy con tập nói

Cập nhật: 16:15 | 15/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Ngày con bập bẹ được tiếng nói đầu tiền, bố mẹ đã rất háo hức và vui mừng để bắt đầu dạy con nói những từ đầu tiên. Tuy nhiên, có những sai lầm mà bố mẹ rất hay mắc dễ khiến cho con học theo lời bố mẹ.

nhung sai lam bo me hay mac khi day con tap noi

Bài toán trắc nghiệm hay để bạn biết mình đang dạy con đúng hay sai cách

nhung sai lam bo me hay mac khi day con tap noi

5 tuyệt chiêu giúp con bạn sẽ không còn ghét và sợ môn Toán

nhung sai lam bo me hay mac khi day con tap noi

Cách xử lý khôn ngoan khi trẻ hay nói dối

Dạy con từ khó

Với trẻ em, cha mẹ chỉ nên dạy cho con những từ ngữ đơn giản, gần gũi với con sẽ giúp con dễ hiểu hơn. Bố mẹ có thể kết hợp từ với hình ảnh để dạy con hoặc gọi tên người thân, đồ vật, đồ chơi phối hợp với ngôn ngữ sử dụng hàng ngày để dạy con.

Bố mẹ không cần dạy con những từ ngữ quá khó, phức tạp mà chỉ cần dùng những câu nói đơn giản để giao tiếp với con.

nhung sai lam bo me hay mac khi day con tap noi
Ảnh minh họa

Nhại lại lỗi phát âm của bé

Hầu hết đứa trẻ nào trong thời kì tập nói cũng bị mắc lỗi phát âm méo mó. Mặc dù điều đó có thể rất ngộ ngĩnh và đáng yêu nhưng bố mẹ không nên nhại lại lỗi phát âm của con.

Nhại lại lỗi phát âm sai vô tình khiến cho con trở thành thói quen mà không chịu sửa. Như vậy sẽ dễ khiến trẻ nói ngọng, khó sửa. Thời điểm này, bố mẹ nên sửa lỗi những từ mà bé phát âm sai, âm nói ngọng để giúp con phát âm chuẩn xác.

Trẻ không có cơ hội nói

Tạo cho con cơ hội được nói. Cha mẹ hãy để cho bé có cơ hội được nói, được giao tiếp với mọi người. Nhiều khi trẻ chỉ vào đồ chơi, mẹ sẽ hiều rằng con muốn lấy cái này. Tuy nhiên mẹ không nên vội vàng đáp ứng nhanh chóng đòi hỏi của con, mà hãy gợi ý cho con nói ra điều con muốn làm. Đó là cách khích lệ trẻ phát âm và dùng ngôn ngữ để diễn đạt ý của con.

nhung sai lam bo me hay mac khi day con tap noi
Ảnh minh họa

Bỏ mặc con tự nói

Rất nhiều gia đình có trẻ em ít nói, chậm nói, thậm chí không nói được. Nguyên nhân là do bố mẹ không giao tiếp với con, phó mặc cho con tập nói. Nếu bé không được giao tiếp thường xuyên với bố mẹ có thể khiến cho bé chậm nói và không hiểu được ý mà bố mẹ nói với con.

Bố mẹ dành thời gian trò chuyện, giao tiếp với bé là rất quan trọng, sẽ giúp cho con tự tin giao tiếp và phản xạ trí não nhanh hơn.

Con ít được tiếp xúc thế giới bên ngoài

Với trẻ em cần nhất là có được một môi trường tốt, con có bạn bè hòa đồng cũng giúp ích cho con rất nhiều trong việc tập nói. Bố mẹ đừng nghĩ rẳng chỉ cần mua đồ chơi về nhà cho con là đủ, bởi vì trẻ cần có một không gian vui vẻ và hòa đồng với mọi người.

Khi bé được giao lưu tiếp xúc với bạn bè, nhu cầu nói chuyện, giao tiếp của con sẽ được tăng lên. Nếu suốt ngày chỉ cho con ở nhà dễ khiến cho con bị mắc bệnh tự kỷ, nhút nhát, thiếu tự tin và thụ động. Vậy nên cho con giao lưu gặp gỡ với nhiều bạn bè sẽ giúp cho con nhanh biết nói hơn.

nhung sai lam bo me hay mac khi day con tap noi
Ảnh minh họa

Vô tình nói bậy

Nhiều cha mẹ vô tình buột ra những lời không hay khi tức giận hoặc cãi nhau. Vô tình con sẽ ngay lập tức học theo những từ ngữ đó vì con không ý thức được từ con nói như thế nào? Cha mẹ đừng nghĩ rằng khi con lớn sẽ chấn chỉnh cho con đó là điều hoàn toàn sai lầm.

Vì vậy nếu bé có học theo những từ ngữ không hay từ bố mẹ hay bạn bè, người lớn xung quanh thì hãy sữa chữa cho con ngay. Để lâu về sau này thì bố mẹ càng khó răn dạy con hơn.

Dạy con nói dối

Bé có rất nhiều thắc mắc về những thứ diễn ra xung quanh, nhiều khi bố mẹ thấy rất phiền phức với những câu hỏi của con và thường trả lời cho qua quýt. Nhiều khi bé hỏi bố mẹ cùng một vấn đề nhưng cách bố mẹ lại trả lời khác nhau dễ khiến con không vừa lòng. Con sẽ cho rằng bố mẹ lừa dối con.

Vậy nên, khi nói chuyện với con, bố mẹ hãy giải thích con hiểu cặn kẽ mọi vấn đề mà con thắc mắc nhé. Đó là cách tạo dựng lòng tin ở trẻ, giúp trẻ tránh được tình trạng nói dối bố mẹ, nói dối mọi người.

Thu Uyên

Tin liên quan