Những câu “giao tiếp” đơn giản giúp bạn không bị mất lòng người khác (2)

Cập nhật: 04:00 | 03/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Giao tiếp là một nghệ thuật - "Nói nhiều không bằng nói đúng", vậy làm thế nào để nói đúng?  

Kỹ năng nói chuyện chiếm một phần khá quan trọng trong việc bạn có thành công hay không. Nếu bạn giao tiếp tốt, nói giỏi thì bạn sẽ có rất nhiều thứ vô cùng tuyệt vời từ mối quan hệ, tình cảm, sự nghiệp...

Dưới đây là những câu giao tiếp đơn giản giúp bạn không bị mất lòng mất khác:

1. Dùng phương thức trêu đùa để khen người khác

Nói thật, có lúc tôi cảm thấy khó chịu nếu tán dương ai đó quá trực tiếp, vì vậy đôi khi phương thức trêu chọc bông đùa sẽ tốt hơn. Ví dụ muốn khen người khác có dáng người đẹp, bạn có thể nói "Chân ngắn đi một chút, eo to hơn một chút thì sẽ chết à, đáng ghét, cách xa tôi một chút". Ví dụ bạn muốn khen cô gái xinh đẹp vô cùng tài năng, có thể nói "Có một luật bất thành văn rằng, những người xinh đẹp đều là kẻ ngốc, cậu xinh đẹp lại còn thông minh, đúng là phạm quy, không, không đúng, chính là phạm tội!"

nhung cau giao tiep don gian giup ban khong bi mat long nguoi khac 2
Ảnh minh họa

2. Đừng nói "Bạn có hiểu tôi nói gì không?", hãy nói "Tôi nói có rõ ràng không?"

Câu "Bạn có hiểu tôi nói gì không?", "Bạn nghe có hiểu những lời tôi nói không?" tưởng chỉ là câu nói thông thường, nhưng thật ra lại thiếu lịch sự, bởi nó ám chỉ: "Đồ ngốc bạn có hiểu không vậy?", nếu đổi thành "Tôi nói đã đủ rõ ràng chưa?" sẽ khiến câu nói không mang ý chỉ trích nữa, mà thành tự trách. Ý là, nếu bạn nghe không rõ, tôi có thể nói lại một lần nữa, như vậy có phải lịch sự hơn không?

3. Khi nói chuyện phải luôn nghĩ đến cảm nhận của thiểu số

Nếu trong một buổi tụ họp, các bạn có 10 người, dù 9 người cùng quê, các bạn cũng đừng nói chuyện bằng tiếng địa phương, đặc biệt khi người còn lại không hiểu tiếng địa phương, không nghe được các bạn đang nói gì, người đó sẽ cảm thấy lúng túng. Nếu các bạn có 10 người, dù 9 người đều là bạn cùng lớp hay đồng nghiệp, một người còn lại không phải, các bạn không nên chỉ nói đến việc công ty, việc trường lớp, người còn lại sẽ cảm thấy lẻ loi. Nghĩ đến cảm nhận của bên thiểu số một chút, nói những vấn đề họ có thể tham gia trò chuyện, để họ không cảm thấy mình lạc lõng.

4. Không nên nói "Tôi sớm đã cảnh báo bạn rồi", "Tôi sớm đã biết chuyện này mà"

Rất nhiều chuyện chúng ta từng nhắc nhở đối phương, nhưng đối phương vẫn làm đến khi họ gặp khó khăn, thiệt thòi, bị lừa, chúng ta sẽ không nhịn được mà nói rằng "Tôi đã cảnh báo bạn rồi mà."

Tết mấy năm trước tôi muốn cả nhà đi Ma Cao chơi, chồng tôi nói ngày Tết rất đông đúc, tôi không nghe. Đến nơi mới thấy đúng là đông thật, qua hải quan phải xếp hàng tận năm tiếng đồng hồ. Tôi muốn cầm giấy thông hành, chồng nói nếu tôi cầm, kiểu gì cũng sẽ làm rơi, bảo tôi đưa cho anh ấy cầm, nhưng tôi nhất định không chịu, kết quả tôi làm mất giấy thông hành, khiến cả nhà không tìm được chỗ trọ, phải ngồi ở cửa hàng Mc Donald’s cả đêm… Lần đó mỗi quyết định của tôi đều sai, đều dẫn đến kết quả xấu, nhưng chồng tôi không hề nói "anh nói rồi mà", chỉ giúp tôi giải quyết khó khăn. Tôi rất cảm kích chồng mình vì điều này. Sau đó tôi không bao giờ nói "Tôi bảo rồi mà" với người khác nữa.

5. Nếu nói đến chủ đề ăn uống, nhất định phải nhớ đối phương thích ăn gì

Là một người ham ăn, tôi rất nhạy cảm với những việc liên quan đến ăn uống, đồng thời cũng rất lưu ý ai thích ăn cái gì, như vậy lần sau cùng nhau ăn cơm, có thể gọi được món họ thích. Nhiều mối quan hệ tốt đẹp đều đến từ những chi tiết nhỏ nhặt này.

6. Lúc tìm người hợp tác, đừng chỉ nói bạn muốn gì, hãy nói bạn có thể cho đối phương những gì

Thường có người đến tìm tôi "Tôi muốn hợp tác với bạn", sau đó anh ta bắt đầu nói mình muốn gì, muốn đạt hiệu quả thế nào, nếu tôi tham gia, mục tiêu, tâm nguyện của anh ta sẽ được thỏa mãn. Anh ta quên mất một điều, anh ta không phải bố, cũng chẳng phải mẹ tôi, tại sao tôi phải thành toàn tâm nguyện của anh ta? Lúc tìm việc cũng vậy, rất nhiều người luôn nói, tôi cần công việc thế nào, nhưng lại quên không nói sẽ mang lại cho công ty những gì, đưa ra một lý do để đối phương chọc bạn.

7. Khi từ chối người khác, có thể tự trách mình trước

Ví dụ có rất nhiều người đặt tôi viết bản thảo, tôi sẽ nói "nhân phẩm của tôi kém, thường kéo dài thời gian, và giao bài không đúng hẹn, cách tốt nhất để tôi chịu trách nhiệm với bạn là không nhận viết bản thảo này, thật đó, mong bạn thông cảm", họ lúc ấy chỉ có thể nói "được thôi, vậy lần sau có cơ hội thì hợp tác".

8. Lúc hưởng vinh quang, nên nhắc đến người khác

Hồ Ca từng rất chân thành nói với nhân viên đoàn làm phim của anh ấy rằng, lúc quay phim, mọi người đều vất vả, nhưng người được tán thưởng lại chỉ có diễn viên, anh ấy cảm thấy rất áy náy. Đây chính là biểu hiện của người EQ cao. Trong cuộc sống, bạn được người khác khen, bạn được lợi, lúc người khác muốn bạn chia sẻ những kinh nghiệm của mình, đừng quên nhắc đến người giúp đỡ bạn.

9. Lúc phải chịu trách nhiệm, đừng quên nhắc đến bản thân mình

Tôi ghét nhất người hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, thế nên tôi đã tự hình thành một thói quen, xảy ra chuyện gì cũng tìm vấn đề từ mình trước, kiểm điểm mình trước.

10. Nói ra những suy nghĩ có chút dung tục trong lòng mình sẽ khiến đối phương quý mến hơn

Tôi không cho rằng người có EQ cao phải giống như thánh mẫu. Chí công vô tư mà. Mà khi muốn tự lợi, họ sẽ thẳng thắn nói ra. Nếu có hai quả táo, một quả to, một quả nhỏ. Bạn muốn ăn quả to, có hai cách, một là đưa quả bé cho người khác, quả to phần mình, đối phương sẽ cảm thấy bạn tham lam, cách thứ hai bạn sẽ trực tiếp nói "Tôi muốn đưa cho bạn quả to, nhưng không nỡ, bạn có thể cho tôi quả to không?" Đều là tham lam, nhưng lúc này bạn sẽ tham lam theo một cách đáng yêu.

Nhân Mã

Tin liên quan