Nhiều tín hiệu tích cực để ngân hàng vượt chỉ tiêu lợi nhuận

Cập nhật: 16:07 | 22/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Kết quả sau 6 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận rất mạnh mẽ. Điều này đã giúp mở ra con đường hoàn thành chỉ tiêu, thậm chí vượt chỉ tiêu cả năm của ngành ngân hàng.

nhieu tin hieu tich cuc de ngan hang vuot chi tieu loi nhuan

Ngân hàng tư nhân đang chiếm lĩnh top đầu về lợi nhuận?

nhieu tin hieu tich cuc de ngan hang vuot chi tieu loi nhuan

Top 10 lợi nhuận ngân hàng 6 tháng đầu năm gọi tên nhà băng nào?

nhieu tin hieu tich cuc de ngan hang vuot chi tieu loi nhuan

Lợi nhuận các nhà băng tăng trong 6 tháng qua là do đẩy mạnh tín dụng?

Theo kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), có tới 88,5% tổ chức tín dụng tham gia điều tra kỳ vọng tình hình kinh doanh tổng thể trong năm 2019 ”cải thiện” hơn so với năm 2018, trong đó 20-27,4% tổ chức tín dụng kỳ vọng “cải thiện nhiều”. Ngoài ra, dự báo trong cả năm 2019, đa số tổ chức tín dụng tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục cải thiện đối với cả VND và ngoại tệ… Nguyên nhân của những kỳ vọng lạc quan này đến từ sự phát triển kinh tế của cả nước đang ổn định và bền vững, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN cũng có nhiều khởi sắc, đặc biệt là việc các ngân hàng thu hút được nhiều nguồn vốn từ nước ngoài.

nhieu tin hieu tich cuc de ngan hang vuot chi tieu loi nhuan
Ảnh minh họa

Vì thế, trong 6 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng đã báo lãi kỷ lục, lên tới hàng nghìn tỷ đồng và phần lớn đều đạt trên 50% chỉ tiêu kế hoạch cả năm. Điển hình như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có lợi nhuận trước thuế đạt 11.200 tỷ đồng (tăng 41% so với cùng kỳ), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) có lợi nhuận trước thuế 6 tháng đạt 4.306 tỷ đồng (tăng 22,5% so với cùng kỳ)… Không những thế, nhiều tín hiệu sự kiện quan trọng, làm động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành ngân hàng cũng đã được công bố. Tiêu biểu là việc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố bán 15% vốn cho KEB Hana Bank tương đương với khoảng 882 triệu USD, Vietcombank có khả năng bán 6,5% cổ phần, MB dự kiến bán 7,5% vốn cho nước ngoài…

Ngoài ra, theo chuyên gia tài chính Phan Linh, Giám đốc Công ty Tư vấn và đầu tư Take Profit Việt Nam, động lực chính để các ngân hàng lãi “khủng” là do tăng trưởng tín dụng. Vì thế, nhiều ngân hàng đã được NHNN chấp thuận nới room tín dụng do nửa đầu năm tăng trưởng đã gần hết room. Theo đó, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) từ 13% lên 17%, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) từ 12% lên 16%; Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) từ 13% lên 17%; Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) từ 13% lên 17%... Đây là những ngân hàng đã được áp dụng theo chuẩn mực quốc tế Basel II, việc nới room này sẽ càng mở rộng cho con đường vượt chỉ tiêu cả năm 2019 của các ngân hàng.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, nhiều ngân hàng đã tập trung vào đẩy mạnh mảng kinh doanh bán lẻ, đẩy mạnh cho vay những mảng có biên lãi cao như tiêu dùng cá nhân (chủ yếu vẫn là cho vay mua nhà và mua xe), đặc biệt là việc bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng… Những mảng kinh doanh này đã đem lại mức thu nhập đột biến cho nhiều ngân hàng trong 6 tháng qua và dự báo sẽ còn tiếp tục phát triển trong thời gian tới, bởi dư địa thị trường trong các lĩnh vực này tại Việt Nam vẫn còn rất rộng mở.

Anh Khang T/h