Lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư tư nhân thực hiện như thế nào thì đúng luật?

Cập nhật: 09:01 | 16/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Độc giả hỏi: Công ty chúng tôi là chủ đầu tư một dự án BOT. Các gói thầu (gói thầu tư vấn, gói thầu thi công) trong dự án đó công ty tôi có cần tổ chức lựa chọn nhà thầu hay không?

lua chon nha thau cua chu dau tu tu nhan thuc hien nhu the nao thi dung luat

Khi thực hiện đấu thầu liên danh thì bên nào phải xuất hóa đơn cho chủ đầu tư?

lua chon nha thau cua chu dau tu tu nhan thuc hien nhu the nao thi dung luat

Giải đáp thắc mắc hồ sơ thầu về thời gian hiệu lực của hồ sơ mời thầu?

lua chon nha thau cua chu dau tu tu nhan thuc hien nhu the nao thi dung luat

Đơn vị sự nghiệp muốn mua xe dưới 1 tỷ áp dụng hình thức đấu thầu như thế nào?

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

- Căn cứ vào Luật đấu thấu 2013

- Nghị định 15/2015/NĐ-CP

- Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

lua chon nha thau cua chu dau tu tu nhan thuc hien nhu the nao thi dung luat
Ảnh minh họa

2. Nội dung phân tích:

Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Do đó, những điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phải tuân thủ những quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (gọi tắt là PPP).

Tại khoản 2 Điều 3 Luật đấu thầu 2013 quy định, trường hợp lựa chọn nhà thầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước; thực hiện gói thầu thuộc dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; dự án đầu tư có sử dụng đất của nhà đầu tư được lựa chọn, thì doanh nghiệp phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Ngoài ra, tại Điều 44 Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư :Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ban hành quy chế lựa chọn nhà thầu tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp và nhà thầu khác trên cơ sở bảo đảm công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế để áp dụng thống nhất trong quá trình thực hiện dự án.

Việc lựa chọn nhà thầu thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư, doanh nghiệp dự án như sau:

1. Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

b) Quyết định thành lập tổ chuyên gia;

c) Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ;

d) Trình duyệt kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu;

e) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra;

g) Bảo mật các tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

h) Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

i) Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;

k) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về quá trình lựa chọn nhà thầu.

2. Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này, bên mời thầu còn phải thực hiện trách nhiệm sau đây:

a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu;

d) Quyết định xử lý tình huống;

đ) Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

e) Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;

g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu;

h) Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ;

i) Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;

k) Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.

Tiêu chí lựa chọn nhà thầu nói chung, phụ thuộc vào nhiều tiêu chí như: tiêu chí đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chí đánh giá về kỹ thuật và giá; ... được quy định cụ thể tại Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Như vậy, khi thực hiện các gói thầu tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp của dự án BOT nhà đầu tư cần ban hành quy chế về lựa chọn nhà thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định của pháp luật.

Linh Linh