Lợi nhuận sau thuế quý 3/2023 tăng 7 lần, cổ phiếu BSR phát tín hiệu suy giảm

Cập nhật: 14:31 | 03/11/2023 Theo dõi KTCK trên

Mới đây, Công ty CP Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (UPCom: BSR) công bố bức tranh kinh doanh quý 3/2023 của doanh nghiệp này. Mặc dù lợi nhuận sau thuế kỳ này của BSR tăng gần 7 lần so với kỳ hoạt động 2022 nhưng lợi nhuận sau thuế lũy kế giảm gần một nửa.

Kết thúc quý 3/2023, Lọc - Hóa dầu Bình Sơn ghi nhận 37.756 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 1.811 tỷ đồng, tương ứng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán đạt 33.925 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ. Như vậy, lợi nhuận gộp BSR đạt 3.830 tỷ đồng, tăng 3.177 tỷ đồng với cùng kỳ năm 2022, tương đương 485%

Trong kỳ, chi phí tài chính tăng mạnh 34% so với cùng kỳ, đạt hơn 318 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ghi nhận các khoản chi phí đều tăng nhẹ, cụ thể: Chi phí bán hàng tăng là 179 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 136 tỷ đồng.

Khấu trừ các chi phí, tổng lợi nhuận trước thuế (LNTT) của dooanh nghiệp dầu khí đạt 3.620 tỷ đồng, tăng 3.106 tỷ so với cùng kỳ kinh doanh 2022. Tổng lợi nhuận sau thuế (LNST) của công ty mẹ đạt 3.260 tỷ đồng, tương ứng tăng gần 7 lần so với thời điểm tháng 9/2022.

Lợi nhuận sau thuế quý 3/2023 tăng 7 lần, cổ phiếu BSR phát tín hiệu suy giảm
Báo cáo tài chính quý 3/2023, Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (UPCom: BSR).

Lũy kế 9 tháng kinh doanh, doanh thu thuần BSR đạt 150.491 tỷ đồng, tương ứng giảm 17% so với cùng kỳ 2022. Nhiên liệu diezen DO 0,05S đang là danh mục đem về khoản thu lớn nhất cho BSR, đạt 40.157 tỷ đồng, tỷ trọng 27% doanh thu. Xăng không chì RON95 là khoản chiếm tỷ trọng doanh thu lớn thứ 2, đạt 29.981 tỷ đồng, tương ứng gần 20%. Ngoài ra, một số sản phẩm không tốn chi phí vốn như lưu huỳnh cũng giúp BSR đạt doanh thu hơn 2,6 tỷ đồng.

Kết thúc tháng 9/2023, chi phí tài chính đang tăng mạnh lên 803 tỷ đồng, tỷ trọng lớn nhất trong danh mục này đang là chi phí lãi vay, chiếm 25%. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lũy kế có phần tăng nhẹ 677 tỷ và 383 tỷ đồng.

Như vậy, Bình Sơn mang về 6.939 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (LNTT) sau 9 tháng, tương ứng giảm 50% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận sau thuế (LNST) của công ty mẹ lũy kế đạt 6.232 tỷ đồng, giảm 48% so với kỳ kinh doanh 2022.

Đầu năm 2023, công ty đặt kế hoạch doanh thu 95.371 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.819 tỷ đồng, đều giảm so với năm 2022. Với diễn biến kinh doanh trên, Bình Sơn đang vượt 157% mục tiêu doanh thu và 218% mục tiêu lợi nhuận.

Tính hết ngày 30/9, tổng tài sản BSR đạt 88.917 tỷ đồng, tăng 10.000 tỷ đồng so với số đầu năm. Chi tiết, lượng tiền gửi và tiền mặt của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, ở mức 36.496 tỷ đồng, tăng hơn 12.000 tỷ đồng sau 3 quý và tăng hơn 7.000 tỷ đồng sau một quý.

Lượng hàng tồn kho ở ngưỡng 18.119 tỷ đồng, tăng 10,7% so với đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn đạt 15.810 tỷ đồng, trong đó khoản phải thu với PVN chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Cuối quý 3/2023, tổng nợ vay tài chính của BSR ở mức 9.052 tỷ đồng với toàn bộ là nợ vay ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu đạt 54.967 tỷ đồng, trong đó vốn góp chủ sở hữu là 31.004 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sau 9 tháng là 13.928 tỷ đồng.

Trên sàn chứng khoán, phiên chiều 3/11, cổ phiếu BSR đang giảm sau khi tăng liên tiếp 2 phiên xuống vùng 18.400 đồng, tương ứng giảm 0,54%. Nhìn trên góc độ kỹ thuật, cổ phiếu BSR đang ở chu kỳ giảm giá trong 5 phiên gần đây và được dự đoán sẽ tăng lên vùng tích lũy trong vòng 3 - 5 phiên sắp tới. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên đang giao động ở mức 8,7 triệu đơn vị. Chỉ số lãi trên cổ phiếu đạt 1.596 điểm, tăng nhẹ so với cùng phiên trước. Chỉ số PE đạt 11,72 điểm.

Theo báo cáo đầu tư gần đây của Chứng khoán Quân đội (MBS): "Kết quả kinh doanh năm 2022 tăng trưởng mạnh mẽ do sản lượng tiêu thụ tốt và đặc biệt là giá dầu và biên lợi nhuận tăng mạnh, doanh thu đạt 167.123 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 15.299 tỷ đồng, tăng 65,3% và 120,4% so với năm 2021. Định giá cổ phiếu ở mức 21.800 đồng/cổ phần, chúng tôi khuyến nghị MUA cổ phiếu BSR".

Được biết, MBS khuyến nghị mua dựa trên: 1) Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước vẫn tiếp tục tăng trưởng và đảm bảo cho tiêu thụ sản phẩm nhà máy thuận lợi với sán lượng cao; 2) Nhà máy tiếp tục hoạt động ổn định, cung cấp ra thị trường sản phẩm tiêu chuẩn. 3) Năng lực tài chính đang ngày càng lớn mạnh sau khi đạt được kết quả kinh doanh vượt trội trong năm 2022.

Thị trường dầu thô thế giới

Theo Báo cáo của Bloomberg Economics, chiến sự Hamas - Israel có thể sẽ khiến giá xăng dầu leo thang, lạm phát tăng cao hơn và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại. Ngoài ra, các chuyên gia kinh tế của Bloomberg chia sẻ, khả năng có thể xảy ra 3 kịch bản cho giá dầu trong giai đoạn tới, cụ thể:

Ở kịch bản 1: Khi xung đột chỉ giới hạn ở khu vực biên giới dải Gaza, mức độ tác động lên kinh tế toàn cầu là thấp nhất nhưng sẽ đẩy giá dầu thô tăng thêm 4 USD/thùng. Tại kịch bản 2 xung đột tại khu vực này có sự tham gia của các lực lượng hẫu thuẫn phía sau của Hamas; qua đó, tăng giá dầu thô tăng thêm 8 USD/thùng. Ở kịch bản 3 dù khả năng thấp là dẫn tới chiến tranh giữa Israel và Iran, nhưng xảy ra có thể gây nên suy thoái toàn cầu. Điều này sẽ đẩy giá dầu thô tăng thêm tới 64 USD/thùng.

Kết luận, dù kịch bản nào xảy ra, giá dầu cũng sẽ được neo ở mức cao. Ngoài ra, mùa đông tới gần sẽ làm tăng thêm nhu cầu về năng lượng. Xét trên góc độ tiêu cực, giá dầu neo cao sẽ ảnh hưởng tới lạm phát tại Mỹ.

Trích lập rủi ro tín dụng tăng 10 lần, CTCK hạ giá mục tiêu đối với cổ phiếu VIB

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HOSE: VIB) vừa công bố bức tranh hoạt động kinh doanh quý 3/2023 với doanh thu và lợi ...

Dòng tiền bắt đáy chốt lời sớm tại nhóm chứng khoán, VN-Index rung lắc vùng 1.080 điểm

Dù VN-Index xuất hiện sắc xanh trong phiên ATO, tuy nhiên đà tích cực không duy trì được bao lâu do dòng tiền bắt đáy ...

Mỹ giảm tốc độ tăng trưởng của trái phiếu Chính phủ

Doanh số bán trái phiếu Chính phủ dài hạn theo kế hoạch đang ít hơn so với dự kiến của hầu hết các đại lý ...

Mộng Diệp