Lấy sổ đỏ của nhân viên vay nợ ngân hàng cho công ty xử lý thế nào?

Cập nhật: 16:41 | 28/01/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Lấy sổ đỏ của nhân viên vay nợ ngân hàng cho công ty, vậy xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng như thế nào?  

lay so do cua nhan vien vay no ngan hang cho cong ty xu ly the nao Tín dụng đen 'vươn vòi', dân miền Tây khiếp đảm khi vay tiền giang hồ
lay so do cua nhan vien vay no ngan hang cho cong ty xu ly the nao Cảnh giác với chiêu cho vay tiền không cần thế chấp

Độc giả hỏi: Năm 2012, tôi và gia đình có nhu cầu vay vốn ngân hàng và nhờ 1 công ty vay hộ. Chủ công ty nói cho gia đình tôi vay tiền của công ty và lãi suất như ngân hàng. Đến nay gia đình tôi được biết công ty đã phá sản chủ công ty đó hiện không liên lạc được.

Nay tôi nhận được điện thoại từ ngân hàng nói về khoản nợ của công ty và tài sản của gia đình tôi là tài sản đảm bảo khoản nợ đó và sẽ bị thu hồi. Tôi và gia đình không giải quyết vấn đề này như thế nào, mong được tư vấn.

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

2. Giải quyết vấn đề

Tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

Theo đó, thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ mà không giao cho bên kia. Bạn nhờ bên công ty vay hộ thì bạn có ký vào hợp đồng vay thế chấp bên ngân hàng này không hay là bạn vay tiền trực tiếp từ phía công ty và thế chấp tài sản này cho phía công ty. Bạn vay trực tiếp từ bên nào thì bạn phải thanh toán cho bên đó. Nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp được quy định tại Điều 320, 322 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

“Điều 320. Nghĩa vụ của bên thế chấp

1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác

…”

“Điều 322. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

1. Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

2. Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.”

Theo đó, khi bạn vay tiền theo phương thức bảo đảm là thế chấp thì bạn phải giao cho bên thế chấp các giấy tờ liên quan đến tài sản cho công ty và công ty phải trả cho mình các giấy tờ này khi chấm dứt thế chấp, tức là khi bạn trả xong nợ trong đúng thời hạn, nếu bạn không trả hết nợ đúng thời hạn thì bên công ty có thể xử lí tài sản thế chấp khi các bên thỏa thuận lựa chọn một trong các phương thức: bán đấu giá tài sản, bên nhận bảo đảm tự bán tài sản, bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm, phương thức khác căn cứ theo quy định tại Điều 303 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

a) Bán đấu giá tài sản;

b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

d) Phương thức khác.

2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.”

Theo đó, nếu bạn vay từ phía công ty thì bạn có nghĩa vụ trả tiền cho công ty, trong thời hạn vay thì công ty của bạn không được thế chấp tài sản này cho ngân hàng vì phía công ty vẫn chưa phải là chủ sở hữu của mảnh đất này trừ khi gia đình bạn đã quá hạn trả nợ. Còn ký hợp đồng vay với bên ngân hàng và lấy mảnh đất này làm tài sản bảo đảm thì khi hết hạn thì bên phía ngân hàng có quyền thu hồi mảnh đất này để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.

Nguyễn My