Lãi suất chứng chỉ tiền gửi cao nhất hiện nay là 10%/năm

Cập nhật: 13:59 | 19/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Mức lãi suất chứng chỉ tiền gửi cao nhất trên thị trường hiện nay là 10%/năm, thay vì 9,1%/năm như trước đó. Mức lãi suất này cũng tương đương với lãi suất trái phiếu kỳ hạn dài phổ biến trên thị trường hiện nay.

lai suat chung chi tien gui cao nhat hien nay la 10nam

Lãi suất ngân hàng Bảo Việt tháng 8/2019 mới nhất

lai suat chung chi tien gui cao nhat hien nay la 10nam

Lãi suất ngân hàng TPBank tháng 8/2019 mới nhất

lai suat chung chi tien gui cao nhat hien nay la 10nam

Lãi suất chứng chỉ tiền gửi lại... nhảy vọt

Ngân hàng Bản Việt vừa cho biết, chính thức phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức với lãi suất lên đến 10,2%/năm.

Cụ thể, chứng chỉ tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân có mệnh giá từ 10 triệu đồng, dành cho khách hàng tổ chức mệnh giá từ 100 triệu đồng với 4 kỳ hạn cố định: 24 tháng, 36 tháng, 48 tháng và 60 tháng. Tương ứng với các kỳ hạn gửi là mức lãi 9,5%/năm, 9,8%/năm, 10,0%/năm và 10,2%/năm.

Lãi suất chứng chỉ tiền gửi được cố định trong suốt thời hạn gửi và tiền lãi được trả định kỳ 6 tháng, 12 tháng hoặc cuối kỳ. Chủ sở hữu chứng chỉ tiền gửi được tự do chuyển nhượng dưới nhiều hình thức bất cứ lúc nào và vẫn được hưởng mức lãi suất cạnh tranh so với hình thức gửi tiết kiệm thông thường cùng kỳ hạn và khoản tiền gửi.

Sau khi kết thúc kỳ hạn chứng chỉ tiền gửi, nếu khách hàng không đến thanh toán ngày đáo hạn, ngân hàng cho biết sẽ hỗ trợ chủ động chuyển khoản tiền vốn ban đầu và lãi phát sinh vào tài khoản thanh toán mở tại Bản Việt.

lai suat chung chi tien gui cao nhat hien nay la 10nam
Ảnh minh họa

Theo nhận định của chuyên gia, sản phẩm chứng chỉ tiền gửi đang ngày càng được người dân ưa chuộng hơn. Một mặt, lãi suất cao hơn so với gửi tiết kiệm thông thường. Mặt khác, chứng chỉ tiền gửi dễ dàng chuyển nhượng. Khách hàng còn có thể bán chứng chỉ tiền gửi cho người khác, giá cả chuyển nhượng do hai bên thỏa thuận. Khi đó, ngân hàng sẽ đóng vai trò trung gian xác nhận chuyển quyền sở hữu chứng chỉ tiền và không thu phí giao dịch.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác cũng vừa áp dụng biểu lãi suất huy động mới từ tháng 8 này.

Trước đó, hồi đầu tháng 5, thị trường bất ngờ khi có ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi lên tới 9,1%/năm là VietABank. Được biết, chương trình phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao này sẽ kéo dài cho đến 30/9/2019. Đây là loại chứng chỉ dành cho khách hàng cá nhân với kì hạn gửi 24 tháng với số tiền gửi tối thiểu là 10 triệu đồng. Loại chứng chỉ tiền gửi này được phép chuyển quyền sở hữu.

SHB cũng từng cho biết phát hành chứng chỉ tiền gửi với mức lãi suất hấp dẫn lên đến 8,9%/năm với tổng mệnh giá phát hành là 10.000 tỷ đồng. Cụ thể, với số tiền tối thiểu từ 1 triệu đồng, các khách hàng cá nhân có thể tham gia chương trình. Với chứng chỉ mệnh giá dưới 2 tỷ đồng, lãi suất các kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng lần lượt là 8,6%/năm, 8,7%/năm và 8,8%/năm. Với chứng chỉ mệnh giá từ 2 tỷ đồng trở lên, lãi suất các kỳ hạn trên lần lượt là 8,7%/năm; 8,8%/năm và 8,9%/năm. Chương trình sẽ kéo dài đến hết ngày 6/6/2019 hoặc cho đến khi đủ khối lượng phát hành.

Trong khi có thêm ngân hàng phát hành chứng chỉ lãi suất cao ngất ngưởng thì trong tháng 8 này, nhiều ngân hàng cũng điều chỉnh biểu lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm theo xu hướng tăng.

Trong thông báo điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm cho khách hàng tham gia gửi tiết kiệm bậc thang theo số tiền, SHB cho biết, mức lãi suất cao nhất tại nhà băng này sẽ tăng lên 8,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng. Ngoài ra, lãi suất kỳ hạn 6 tháng lên đến 7,8%/năm, kỳ hạn 9 tháng, 12 tháng mức lãi suất tối đa sẽ lần lượt là 8%/năm, 8,1%/năm.

OCB cũng vừa áp dụng biểu lãi suất mới từ ngày 12/8, theo đó mức lãi suất ở nhiều kỳ hạn tăng, mức tăng . Theo đó, mức lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất tại quầy và online của nhà băng này hiện là 8%/năm và 8,1%/năm, kỳ hạn 36 tháng trong khi trước đó chỉ ở mức 7,6%/năm và 7,7%/năm.

Sau khi tăng lãi suất hồi đầu tháng 7, Eximbank tiếp tục áp dụng biểu lãi suất mới từ 6/8. Theo đó, lãi suất cao nhất khi gửi tiết kiệm tại quầy là 8,4%/năm, kỳ hạn 13 tháng, 24 tháng, 36 tháng thay vì 8%/năm như trước đây. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng vọt từ lên 6,8%/năm lên 7,9%/năm.

Có thể thấy, áp lực huy động vẫn còn lớn ở các ngân hàng đang khiến mặt bằng lãi suất tiền gửi vẫn neo ở mức cao và thậm chí có xu hướng tăng. Điều này có thể lý giải bởi giai đoạn cuối năm là giai đoạn mà nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong nền kinh tế tăng mạnh. Theo đó, các ngân hàng cần tăng cường huy động vốn đầu vào để đáp ứng tăng trưởng tín dụng.

Và với bối cảnh như vậy, lãi suất cho vay sẽ khó có thể giảm trong thời gian tới. Mặc dù từ đầu tháng 8, 4 ngân hàng lớn là Vietcombank, Agribank, BIDV và VietinBank đã tiên phong trong việc cắt giảm lãi suất cho vay ở các lĩnh vực ưu tiên; các chuyên gia cho rằng động thái này khó có thể tạo hiệu ứng lan rộng trong hệ thống.

Hoài Sơn

Tin liên quan