Khai thông nguồn vốn dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Cập nhật: 14:58 | 18/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Việc tổ hợp ngân hàng do Vietinbank đứng đầu chấp thuận tài trợ 6.686 tỷ đồng sẽ giúp Dự án BOT xây dựng đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đạt được mục tiêu thông tuyến vào cuối năm 2020.

khai thong nguon von du an cao toc trung luong my thuan

Huy động nguồn vốn bền vững cho nền kinh tế và từng doanh nghiệp

khai thong nguon von du an cao toc trung luong my thuan

Nguồn vốn vào bất động sản sẽ ngày càng hẹp?

khai thong nguon von du an cao toc trung luong my thuan

Công bố thông tin giải ngân chi xây dựng cơ bản nguồn vốn nước ngoài

Đầu tuần này, 4 Ngân hàng thương mại (NHTM) hợp vốn ký kết hợp đồng tín dụng, cam kết cho vay 6.686 tỷ đồng đối với Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, dự án cao tốc huyết mạch phía Nam đã chính thức được khai thông nguồn vốn, bao gồm cả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương và vốn vay ngân hàng.

Để các ngân hàng VietinBank, BIDV, Agribank và VPBank thống nhất ký kết các hợp đồng và các văn kiện tín dụng, trong 4 năm vừa qua, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã phải nhiều lần họp bàn, tính toán, cân nhắc và sàng lọc các phương án đầu tư.

Được biết, trước khi lễ ký hợp đồng tín dụng dự án Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, sau khi đã loại bỏ các nhà đầu tư yếu kém về tài chính (như Yên Khánh, Hoàng An, Thắng Lợi) và bàn giao về UBND tỉnh Tiền Giang, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã thống nhất được phương án đầu tư cơ bản: Ngân sách Nhà nước 2.186 tỷ đồng, vốn vay tín dụng 6.686 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư và vốn huy động khác là 2.500 tỷ đồng, tổng mức đầu tư của dự án được chốt lại là 12.668 tỷ đồng.

khai thong nguon von du an cao toc trung luong my thuan
Ảnh minh họa

Có thể nói, trong số các dự án BOT giao thông trọng điểm ở khu vực phía Nam, trong suốt năm 2019, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là dự án được Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương quan tâm, thúc đẩy nhiều nhất về cả tiến độ chuẩn bị vốn, giải phóng, bàn giao mặt bằng và tạo điều kiện hoàn thành các thủ tục về hành chính đầu tư.

Cụ thể, vào đầu tháng 9/2019 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt phân bổ 2.186 tỷ đồng cho dự án. Đến đầu tháng 12 vừa qua 1.390 tỷ đồng từ ngân sách đã được phân bổ về UBND tỉnh Tiền Giang. Trong khi đó, tính đến thời điểm hiện tại, địa phương cũng đã chi 260 tỷ đồng để giải phóng và bàn giao gần 100% mặt bằng cho chủ đầu tư.

Đối với các ngân hàng cam kết tài trợ vốn vay, có thể nói việc đồng hành cùng dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cũng được thể hiện khá rõ nét. Việc các ngân hàng cam kết tài trợ 6.686 tỷ đồng, chiếm 53% tổng vốn của dự án là một nỗ lực lớn của các ngân hàng. Bởi cho đến hiện tại cho vay dự án BOT vẫn luôn là lĩnh vực ngành Ngân hàng phải thận trọng và kiểm soát chặt chẽ các tiềm ẩn rủi ro về nguồn vốn và công tác thu nợ.

Ông Trần Minh Bình - Tổng Giám đốc VietinBank cho rằng, ngay từ khi tham gia thu xếp vốn tín dụng cho dự án này, ngân hàng đã xác định dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận là dự án hạ tầng trọng điểm có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, ngân hàng đã rất tích cực làm việc với chủ đầu tư và chủ động đóng vai trò ngân hàng đầu mối mời các tổ chức tín dụng là BIDV, Agribank và VPBank để tính toán, thống nhất các mức chênh lệch giữa lãi suất tín dụng, lãi suất vay vốn thực tế và quyết định định mức hỗ trợ nguồn doanh thu của chủ đầu tư…

Trong suốt quá trình triển khai dự án, do tổng mức đầu tư có sự điều chỉnh, lãnh đạo NHNN cũng đã có chỉ đạo cụ thể đối với việc tài trợ vốn. Do vậy VietinBank và các ngân hàng đã bám sát dự án, đóng góp ý kiến và đồng hành cùng doanh nghiệp cũng như UBND tỉnh Tiền Giang để xây dựng lại phương án tài chính.

Ông Nguyễn Tấn Đông - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cho rằng, với việc các ngân hàng cam kết tài trợ vốn và đưa ra các điều khoản giải ngân rõ ràng, cụ thể vào từng hạng mục, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận kỳ vọng có thể hoàn thành mục tiêu thông tuyến trong năm 2020 và hoàn thành dự án trong năm 2021 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hợp đồng tín dụng và các văn kiện tín dụng cho dự án là dấu mốc quan trọng, nhằm hiện thực hóa nguồn vốn vay trong tổng vốn đầu tư, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành xây dựng 51km đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Theo ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận (chủ đầu tư dự án) cho biết, vốn chủ sở hữu đã được các nhà đầu tư góp đủ, phần vốn nhà nước tham gia vào công trình, doanh nghiệp dự án cũng đã nhận được 1.390 tỷ đồng vào đầu tháng 12/2019.

Theo ông Hoàng, từ một phần nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho dự án được giải ngân, doanh nghiệp dự án đã ngay lập tức tổ chức lập lại tiến độ thi công trên cơ sở giữ nguyên mốc hoàn thành dự án vào quý II/2021 và điều chỉnh một số hạng mục đảm bảo thông tuyến vào cuối năm 2020.

Ông Hoàng thông tin thêm, để giám sát chặt chẽ công tác quản lý chất lượng công trình, đảm bảo an toàn, an ninh, chủ đầu tư sẽ cho lắp camera giám sát 24/24h trên toàn công trường dài hơn 50km này. Ngoài ra, ông Hoàng cho rằng, để dự án đảm bảo tiến độ, ngoài nguồn vốn tín dụng giải ngân từ các ngân hàng, phần vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ còn lại (khoảng 800 tỷ đồng), UBND tỉnh Tiền Giang cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan quản lý vốn để bố trí cho dự án trong thời gian sớm nhất.

Trước đó, dù nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn vay tín dụng từ các ngân hàng chưa được cấp về cho dự án, nhà đầu tư và các nhà thầu thực hiện dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vẫn chủ động tìm mọi nguồn vốn để duy trì tiến độ thi công.

Tính đến thời điểm này đã có trên 50 cây cầu trên tuyến đã ra hình hài, với 45km nền đất yếu đang được cắm bấc thấm, trải vải địa kỹ thuật và đắp cát gia tải. Khối lượng thi công của dự án hiện đã đạt 27%, tăng 17% trong thời gian 6 tháng có sự vào cuộc của Tập đoàn Đèo Cả, trong khi suốt 10 năm trước đó dự án chỉ vỏn vẹn đạt 10% giá trị hợp đồng.

Hoài Sơn

Tin cũ hơn
Xem thêm