Giá xăng dầu hôm nay 10/6/2022: Tăng vọt

Cập nhật: 06:28 | 10/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 6h ngày 10/6 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu thế giới tăng vọt chủ yếu do lo ngại nguồn cung dầu từ Na Uy có nguy cơ bị gián đoạn do hoạt động đình công. Lo ngại nguồn cung dầu từ Na Uy bị gián đoạn trong bối cảnh nhu cầu dầu của Trung Quốc phục hồi và tình trạng thiếu hụt sản lượng của OPEC+ đã đẩy giá xăng dầu hôm nay tăng vọt, trong đó dầu Brent đã lên mức 123,72 USD/thùng.

Giá dầu thô tăng mạnh, dầu nhập khẩu về Việt Nam tăng gấp 1,5 lần

Giá xăng leo thang, nhiều người Việt cân nhắc chuyển từ xe máy xăng sang xe máy điện

Giá xăng dầu hôm nay 9/6/2022: Giữ vững đà tăng

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2022 đứng ở mức 120,07 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 123,72 USD/thùng.

Giá dầu ăng vọt chủ yếu do lo ngại nguồn cung dầu từ Na Uy có nguy cơ bị gián đoạn do hoạt động đình công.

2724-giaxang
Ảnh minh họa

Cụ thể, dẫn số liệu của liên đoàn lao động Na Uy, Reuters ngày 7/6 cho biết có khoảng 845/7.500 công nhân khai thác dầu ngoài khơi Na Uy đã đe doạ đình công. Và theo các công đoàn Industri Energi, Lederne và Safe, cuộc đình công của 845 thành viên sẽ có tác động hạn chế đối với sản lượng dầu của Na Uy.

Công đoàn Safe cho hay: "Một cuộc đình công ban đầu sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu khí đốt của Na Uy, với tình hình hiện tại ở châu Âu". Na Uy đã khai thác gần 1,8 triệu thùng/ngày trong tháng 2, vận chuyển dầu thô đến Anh, Trung Quốc, Thụy Điển, Hà Lan và Đức. Na Uy cũng là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn thứ tư thế giới.

Giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu của Trung Quốc sẽ phục hồi đáng kể, trong khi nỗ lực tăng sản lượng của OPEC+ chưa mang lại kết quả nhanh chóng. Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Suhail Al Mazrouei cho rằng, với 2 yếu tố này, giá dầu có thể tăng cao hơn.

Bộ trưởng Suhail Al Mazrouei cũng cho biết, theo các dữ liệu mới nhất thì sản lượng khai thác của OPEC+ hiện đang thiếu hụt 2,6 triệu thùng/ngày so với mục tiêu.

Nguồn cung dầu toàn cầu cũng được dự báo khó có đột phá để khoả lấp sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga cũng như đáp ứng các nhu cầu tiêu thụ gia tăng do đầu tư cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí đã giảm mạnh tới 23% trong năm 2021, xuống còn 341 tỷ USD.

Tại thị trường trong nước, ngày 1/6, Liên Bộ Tài chính thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5RON92 không cao hơn 30.235 đồng/lít (tăng 602 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.243 đồng/lít, nếu không chi quỹ BOG ở mức 100 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 702 đồng/lít và giá bán sẽ là 30.335 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 31.578 đồng/lít (tăng 921 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), nếu không chi quỹ BOG ở mức 500 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 1.421 đồng/lít và giá bán sẽ là 32.078 đồng/lít.

Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 26.394 đồng/lít (tăng 841 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 25.346 đồng/lít (tăng 941 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 20.901 đồng/kg (tăng 303 đồng/kg so với giá bán hiện hành).

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 602 đồng/lít

30.235 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 921 đồng/lít

31.578 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 841 đồng/lít

26.394 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 941 đồng/lít

25.346 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+303 đồng/kg

20.901 đồng/kg

Dự báo giá dầu: Dầu sẽ còn tăng do rất ít công suất dự phòng

Sau hơn một năm chịu sức ép từ Hoa Kỳ và các quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu khác, OPEC+ cuối cùng đã đồng ý đẩy nhanh việc tăng nguồn cung dầu, nâng sản lượng lên 648.000 thùng/tháng trong tháng 7 và tháng 8.

Nhưng điều đó sẽ khiến các nước xuất khẩu dầu có rất ít công suất dự phòng, và hầu như không có chỗ để bù đắp cho việc thiếu hụt nguồn cung lớn.

Công suất dự phòng eo hẹp khiến giá dầu luôn biến động và nhạy cảm với bất kỳ sự gián đoạn nào về sản lượng, chẳng hạn như ảnh hưởng lớn từ cơn bão đến sản lượng của Vịnh Mexico trong mùa bão Đại Tây Dương, hoặc sụt giảm thêm xuất khẩu từ Nga bị trừng phạt, theo phân tích của Reuters

Dự báo công suất dự phòng của OPEC sẽ giảm xuống dưới 1 triệu thùng/ngày (bpd) vào cuối năm nay, chỉ một số ít các nước trong OPEC, như Ả Rập Xê-út và UAE có khả năng dự phòng đáng kể.

Barclays cho rằng công suất dự phòng giảm sẽ là động lực chính dẫn đến sự biến động gia tăng trên thị trường dầu mỏ. Barclays đã nâng dự báo giá dầu Brent lên thêm 11 USD/thùng vào năm 2022 và 23 USD/thùng vào năm 2023.

Vấn đề nữa khiến thị trường nghi ngờ vào nguồn cung của OPEC+ là hạn chế về năng lực do không đầu tư. Nga khó khăn trong xuất khẩu do các lệnh trừng phạt của Mỹ và Châu Âu.

Theo IEA, sản lượng dầu của Nga sẽ xuống ít nhất 1,5 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2022 do các lệnh trừng phạt. Trong tháng 4, OPEC+ đã sản xuất thấp hơn mục tiêu 2,6 triệu thùng/ngày, chủ yếu do sản lượng của Nga giảm.

Saudi Aramco đang đầu tư mạnh vào việc mở rộng công suất, nhưng ít nhất phải đến cuối năm 2026 mới có thể tăng lên hơn 13 triệu thùng/ngày. UAE, có năng lực sản xuất chỉ trên 4 triệu thùng/ngày, đang đặt mục tiêu tăng thêm 1 triệu thùng/ngày vào năm 2030.

Các nhà phân tích của EnergyIntel cho rằng, cơ sở cơ bản khiến cho giá dầu cao không thay đổi: nguồn cung nhiên liệu bị căng thẳng trong khi mức tiêu thụ vẫn thấp, mặc dù lo ngại về nhu cầu suy giảm đã nhẹ đi khi Trung Quốc dần dần mở cửa trở lại nền kinh tế.

Từ góc độ đó có thể thấy giá dầu thô và sản phẩm còn tiếp tục tăng. Brent đang giao dịch gần $130, cao hơn nhiều so với hợp đồng tương lai phái sinh của nó trên ICE của London.

Hạ Vy

Tin cũ hơn
Xem thêm