Đề xuất tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập:

Dự án có "vẹo cột sống"?

Cập nhật: 06:18 | 25/02/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Về việc tách riêng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng là dự án độc lập, cơ quan soạn thảo cho rằng, đây là một vấn đề phức tạp. Vì vậy, cơ quan này đề nghị quy định theo hướng tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập...

du an co veo cot song Doanh nghiệp bất động sản đồng loạt kêu cứu
du an co veo cot song Bồi thường giá đất: Câu chuyện đền một bán mười
du an co veo cot song HoREA đã bắt được thủ phạm làm sụt giảm số lượng dự án nhà ở

Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo cũng cho rằng, việc trình Quốc hội xem xét, quyết định danh mục cụ thể từng dự án cho cả kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm là không khả thi và đề nghị quy định thẩm quyền quyết định danh mục dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn là của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lại không tán thành với đề nghị này.

Qua thảo luận, nhiều ý kiến đề nghị bỏ quy định tại Khoản 6 Điều 5 trong dự thảo luật vì không nên tách riêng công tác đền bù, GPMB là dự án độc lập. Có ý kiến cho rằng quy định tại Khoản 2 Điều 6 chưa rõ ràng, chưa làm rõ được thế nào là quan trọng và quy mô thế nào thì được tách thành các dự án thành phần.

du an co veo cot song
Nhiều ý kiến không tán thành việc tách riêng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng là dự án độc lập

Cũng có ý kiến cho rằng nếu tách riêng công tác này để bố trí vốn đầu tư công có thể sẽ dẫn đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB xong không đủ nguồn lực để thực hiện dự án vì không nhìn được tổng thể nhu cầu nguồn lực, hoặc dự án không được phê duyệt, dẫn đến tình trạng “dự án treo”, lãng phí nguồn lực và dễ gây bức xúc trong nhân dân. Do đó, đề nghị không quy định dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB là dự án đầu tư công độc lập.

Tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra sáng ngày 21/02 tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các vấn đề còn chưa thống nhất của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công. Tại phiên họp, Cơ quan soạn thảo đã đề xuất về việc tách riêng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng là dự án độc lập.

Bàn về vấn đề này, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách (TCNS) Nguyễn Đức Hải cho biết, nếu tách riêng công tác này để bố trí vốn đầu tư công có thể sẽ dẫn đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng xong không đủ nguồn lực để thực hiện dự án vì không nhìn được tổng thể nhu cầu nguồn lực, hoặc dự án không được phê duyệt, dẫn đến tình trạng “dự án treo”, lãng phí nguồn lực và dễ gây bức xúc trong nhân dân. Việc tách riêng này là không nên, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định đối với các trường hợp đặc thù dựa trên những quy định về điều kiện, tính đặc thù của dự án trong luật này.

Đồng tình với quan điểm của Uỷ ban TCNS, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết “Quan điểm của tôi là không thể tách riêng, độc lập. Vừa qua chỉ có dự án sân bay Long Thành được tách riêng phần giải phóng mặt bằng vì dự án rất lớn, cá biệt, bố trí tới 23.000 tỷ đồng cho công tác này”.

Về tổng mức đầu tư, tiêu chí và danh mục dự án thuộc Kế hoạch đầu tưu công trung hạn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Đồng thời đề nghị Quốc hội quyết định tổng mức, tiêu chí tại kỳ họp thứ nhất của khóa và quyết định danh mục dự án tại kỳ họp thứ 2.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, qua thảo luận Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với việc sửa đổi luật, xác định phạm vi tên gọi của luật tùy thuộc vào quá trình rà soát các quy định, tháo gỡ những khó khăn, hạn chế tối đa sửa những nội dung không cần thiết, phá vỡ sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với việc rà lại một cách hợp lý việc phân loại dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C không chỉ về giá trị mà còn các yếu tố liên quan đến môi trường, xã hội và không đặt ra dự án đặc thù, đặc biệt.

Về quy định quản lý nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài phải lấy Luật Quản lý nợ công làm gốc và tuân thủ các quy định của luật về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan hữu quan.

Theo quan điểm của HoREA, thực tế doanh nghiệp khó có sự đồng thuận với tất cả người sử dụng đất trong diện phải di dời dẫn đến việc dự án bị đình trệ, không triển khai được.

Cụ thể, các dự án đã lựa chọn chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư "được UBND cấp có thẩm quyền cho phép thỏa thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trước ngày 01/07/2014 mà chủ đầu tư chưa thỏa thuận hết được toàn bộ diện tích đất của người sử dụng đất trong phạm vi dự án, UBND cấp tỉnh tổng hợp vào danh mục dự án cần thu hồi đất trình Hội đồng nhân cùng cấp thông qua trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất đối với diện tích đất chưa thỏa thuận được để giao đất, cho thuê đất đối với chủ đầu tư".

Ở góc độ chuyên môn, HoREA và các doanh nghiệp bất động sản đều thể hiện sự tán đồng với quy định này để tháo gỡ điểm nghẽn giải phóng mặt bằng của các dự án bồi thường "da báo" hiện nay. Trước hết, đối với các dự án đã giải phóng mặt bằng được từ 80% diện tích trở lên.

HoREA phân tích, để đảm bảo hài hòa lợi ích của người sử dụng đất, chủ đầu tư dự án và lợi ích xã hội, cần có cơ chế hiệp thương, thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người sử dụng đất đảm bảo 02 yêu cầu: Bồi thường thỏa đáng cho người sử dụng đất phù hợp giá thị trường trên cơ sở thỏa thuận bình đẳng; Thực hiện quyền được tái định cư của người sử dụng đất trong khu vực dự án khi hội đủ điều kiện theo quy định pháp luật.

“Cần phát huy vai trò của Tổ chức phát triển quỹ đất (Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở TN&MT thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo lập quỹ đất phục vụ đầu tư phát triển. Sau đó, tổ chức đấu giá đất để lựa chọn nhà đầu tư. Chênh lệch địa tô nộp vào ngân sách Nhà nước phục vụ lợi ích công cộng. Trong khi thực tế, vẫn chưa có cơ chế để thực hiện chủ trương này để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận quỹ đất đầu tư phát triển dự án.” – HoREA đề nghị.

Đức Hậu