Đánh người khi đi đòi nợ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Cập nhật: 18:34 | 17/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Đọc giả hỏi: Tôi là bên hỗ trợ vay vốn, khách hàng chậm trả tiền tôi nên tôi lỡ tát 1 cái để lại vết thâm. Hỏi trường hợp của tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay khởi tố không? Tôi xin chân thành cám ơn!  

danh nguoi khi di doi no co bi truy cuu trach nhiem hinh su khong Vụ hành hung người của Công ty đòi nợ Hưng Thịnh: Bắt khẩn cấp "con nợ"
danh nguoi khi di doi no co bi truy cuu trach nhiem hinh su khong Vụ hành hung người của CTCP Dịch vụ đòi nợ Hưng Thịnh: "Con nợ" đối diện với mức phạt nào?
danh nguoi khi di doi no co bi truy cuu trach nhiem hinh su khong Bắt giữ đối tượng cho gần 1.900 người vay nặng lãi trong 2 năm

Trả lời:

Điều 18 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định như sau:

"Điều 18. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự

Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.

Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định"

Như vậy, pháp luật đã nêu rất rõ ràng chỉ khi có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới ra quyết định khởi tố.

Về tội cố ý gây thương tích, Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định như sau:

"Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân..."

Như vậy, có thể thấy rằng tội cố ý gây thương tích sẽ được cấu thành bởi các yêu tố:

- Chủ thể: Người có lỗi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và là hành vi cố ý

- Khách thể của tội phạm: Chính là sức khỏe của bị hại được pháp luật bảo vệ

- Mặt chủ quan: Đây là hành vi cố ý của người phạm tội

- Mặt khách quan:

+ Hành vi khách quan: Gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội trái với quy định pháp luật

+ Công cụ, phương tiện gây thương tích: Có thể là dao, kiếm, súng, đạn…tùy vào ý định chủ quan gây thương tích có thể kết luận cố ý gây thương tích hoặc tội giết người

+ Về vị trí: Việc gây thương tích có thể tác động lên nhiều vùng của cơ thể, trong trường hợp tác động vào các vùng trọng yếu hoặc các phương tiện nguy hiểm cũng có thể cấu thành tội giết người

+ Mức độ nguy hiểm: Tùy vào mức độ mạnh yếu khác nhau, ví dụ chém dồn dập vào cổ, đầu cũng ko được coi là cố ý gây thương tích

+ Hậu quả: Gây thương tích cho người khác với tỷ lệ % như ở trên

Do đó, nếu như hành vi của bạn đáp ứng đủ 4 yếu tố cấu thành nêu trên thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý: Riêng đối với khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì buộc phải có thêm điều kiện người bị hại yêu cầu khởi tố, cụ thể Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015:

"Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức."

Hùng Dũng