Công ty phạm pháp mà nhân viên không tố giác thì bị xử lý như thế nào ?

Cập nhật: 03:05 | 02/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Độc giả hỏi: Bạn tôi làm kế toán cho một công ty xuất nhập khẩu vàng. Khi làm được 2 năm thì gần đây mới phát hiện công ty nhập hàng giả từ Trung Quốc về để bán. Nếu như bây giờ công ty bị điều tra về tội buôn hàng giả thì bạn tôi có bị truy cứu hình sự không ?  

cong ty pham phap ma nhan vien khong to giac thi bi xu ly nhu the nao Tố giác như thế nào khi bị lừa đảo qua mạng?
cong ty pham phap ma nhan vien khong to giac thi bi xu ly nhu the nao Sau đơn tố giác "cò đất" lừa đảo khách hàng tại Vân Đồn, lãnh đạo tỉnh nói gì?
cong ty pham phap ma nhan vien khong to giac thi bi xu ly nhu the nao Tố giác tội phạm về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

- Bộ luật tố tụng hình sự 2015

2. Luật sư tư vấn:

Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ, hàng giả bao gồm:

– Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa;…

– Hàng hóa có nhãn, bao bì giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác;

– Hàng hóa có nhãn, bao bì ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp;

– Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo của Luật Sở hữu trí tuệ;

– Tem, nhãn, bao bì giả.

Bán hàng giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính

Theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP, tùy thuộc vào yếu tố nào bị làm giả, như hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng; hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa thì có những mức phạt khác nhau. Cụ thể, khoản 1 Điều 13 quy định hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới một triệu đồng;

– Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ một triệu đến dưới ba triệu đồng;

– Phạt tiền từ hai triệu đến ba triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba triệu đồng đến dưới năm triệu đồng;

– Phạt tiền từ ba triệu đến năm triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ năm triệu đến dưới 10 triệu đồng;

– Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10 triệu đến dưới 20 triệu đồng.

Bán hàng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Làm chết người;

h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

l) Buôn bán qua biên giới;

m) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết 02 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;”.

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Tội không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 390 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.”

Theo đó, không tố giác tội phạm, được hiểu là hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền về một trong các tội phạm được Bộ luật Hình sự quy định (tại Điều 389) mà mình biết rõ là đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện.

Về mặt khách thể: Hành vi không tố giác tội phạm xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội.

Điều 389. Tội che giấu tội phạm. BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

...

đ)... Điều 192, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả). (Xem cụ thể cả điều luật ở viễn dẫn trên).

Điều 19. Không tố giác tội phạm. BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Như vậy, trong trường hợp này, tùy theo tính chất, mức độ hành vi công ty đã buôn bán nếu bị xử lý ở mức độ hành chính thì bạn của bạn sẽ không sao. Nhưng nếu số lượng vàng giả bán ra thị trường lớn, gây hậu quả nghiêm trọng công ty bị khởi tố thành vụ án hình sự, và phát hiện ra của bạn đã biết rõ hành vi buôn bán hàng giả thì sẽ bị quy vào tội không tố giác tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 390. BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Hùng Dũng